Van bướm là gì?
Van bướm ( Tiếng anh: Butterfly valve ) là một loại thiết bị được lắp đặt trên hệ thống đường ống, sử dụng để đóng, mở, điều tiết lưu chất.Tên của van được hình thành bởi đĩa van có hình dạng giống cánh bướm. Có rất nhiều chủng loại, có thể được điều khiển thủ công bằng tay hoặc điều khiển tự động bằng điện, bằng khí nén. Van bướm được sử đụng dể đóng mở phổ biến do trọng lượng nhẹ, diện tích lắp đặt nhỏ, đa dạng về kích cỡ phù hợp cho mọi hệ thống.
Thông số kỹ thuật van bướm
Chất liệu: nhựa, gang GG20, gang GG40, inox 304, inox 316, inox 316L
kích cỡ: DN15, DN20, DN25, DN32, DN40, DN50, DN65, DN80, DN100 đến DN1000
Gioăng làm kín: EPDM, NBR, PTFE, Hi EPDM
Nhiệt độ: – 15 độ C đến -220 độ C
Áp lực: 10 bar, 16 bar, 25 bar…
Kết nối: water, mặt bích DIN PN16, DIN PN25, JIS 10K, JIS 20K, ANSI 150, ANSI 300,…
Môi trường: nước, khí, dầu, hóa chất, axit,…
Xuất xứ: Đức, Ý, Nhật, Hàn Quốc,…
Bảo hành: 12 tháng
Tình trạng hàng: Sẵn kho số lượng lớn
Xêm thêm video van bướm tay gạt inox Wonil/Korea tại kho: Tuấn Hưng Phát
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van bướm
Cấu tạo van bướm
Van bướm bao gồm các bộ phận chính:
Thân van: là một vong kim loại đúc nguyên khối từ inox, nhựa, gang. Được cố định các lỗ để siết bu lông, ốc với bề mặt của đường ống, kết nối với đường ống bằng dạng wafer đa tiêu chuẩn, đây là thiết kế đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong các hệ thống. Thân van có khả năng chịu áp lực lớn và nhiệt độ cao.
Đĩa van: hay còn gọi là cánh van, cánh bướm được đúc nguyên khối từ gang, gang dẻo, thép, inox, nhựa. Đĩa van là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với lưu chất, nơi chịu áp lực ma sát tác động của van. Đĩa van được kết nối với trục van có thể xoay mở ở nhiều góc độ trong phạm vi gioăng làm kín. Do tính chất quan trọng của đĩa van là tiếp xúc trực tiếp với lưu chất nên khi chọn mua van bướm, người sử dụng cần lưu ý chọn loại đĩa van phù hợp với lưu chất của mình.
Bộ phận làm kín: bộ phận làm kín ở đây được biết là gioăng làm kín được làm từ cao su, teflon, PDEM, PTFE. Bộ phận làm kín cho chức năng không cho lưu chất rò rỉ ta bên ngoài.
Trục van: Trục van bướm là bộ phận kết nối giữa cánh van và bộ phận điều khiển giúp cánh bướm quay theo nhiều góc mở cho phép. Với chức năng như vậy, trục van có độ cứng cao và chịu được áp lực lớn và có khả năng chống ăn mòn tốt. Trục van bướm được làm phổ biến nhất từ thép và inox.
Các bộ phận khác: bao gồm tay quay, tay gạt, vô lăng nhưng bộ phận đóng/mở trực tiếp tác động lên các bộ phận bánh van định hướng, bulong,…
Nguyên lý hoạt động của van bướm
Van bướm hoạt động bằng cách quay đĩa van một góc 90 độ ( một phần tư đường tròn ) để đóng/mở hoàn toàn, hoặc quay góc nhỏ hơn 90 độ để điều tiết dòng chảy
Về bản chất, sự chuyển động của đĩa sẽ phù thuộc vào việc đóng/mở van một phần hay toàn phần
Nếu van được mở 1 phần, điều đó có nghĩa là đĩa sẽ không được quay hết 1 phần tư, do đó tiết diện để lưu chất chảy qua van bị hạn chế. Điều này có nghĩa là chỉ có 1 lượng chất nhỏ sẽ đi qua.
Tuy nhiên, nếu van được mở hoàn toàn, đĩa sẽ được quay 90 độ thì lượng lưu chất lớn hơn sẽ đi qua.
Van cũng hoạt động dựa trên các thiết bị truyền động khác nhau
Có 1 số hoạt động thủ công trong khi 1 số khác làm việc hoàn toàn tự động nhờ vào bộ truyền động bằng khí nén hoặc bộ truyền động bằng điện, tùy thuộc vào yêu cầu của hệ thống.
Xem video dưới đây để hiểu rõ hơn về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van bướm.
Phân loại van bướm
Van bướm được phân ra thành nhiều loại theo chức năng vân hành hoặc vật liệu chế tạo, chúng ta cùng đi tìm hiểu cụ thể từng loại van bướm dưới đây.
Phân loại van bướm theo chức năng vận hành
Van bướm tay gạt
Đây là loại van bướm đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Van bướm tay gạt còn được gọi là van bướm mỏ vịt hoặc van bướm tay kẹp. Van bướm tay gạt phù hợp với mọi không gian lắp đặt có thiết kế nhỏ gọn, thông thường van bướm tay gạt được sử dụng đối với những đường kính bé và áp lực làm việc không quá cao. Thao tác dễ dàng chỉ cần gạt đóng mở, không yêu cầu kỹ thuật cao. Tuy nhiên đối với van bướm tay gạt, chúng ta đóng mở góc từ 15 đến 75 độ nhiều lần van rất dễ bị hỏng. Do không có kết cấu trợ lực nên khi vận hành van sẽ rất tốn sức người.
Van bướm tay quay ( vô lăng )
Khác với dòng van bướm tay gạt thì van bướm tay quay sử dụng hộp số và tay quay hay còn gọi là vô lăng để vận hành đóng mở giúp người vận hành dễ dàng thao tác. Van bướm tay quay có kích thước lớn lên đến DN1000 Van bướm tay quay có thể điều chỉnh tiết lưu dòng chảy một cách chính xác hơn. Với thiết kế nhỏ gọn van bướm tay quay phù hợp lắp đặt ở những vị trí có không gian hẹp, dễ dàng lắp đặt, bảo trì và thay thế. Hạn chế của van bướm tay quay so với các dòng van điều khiển đóng mở khác như van bi, van cổng là van bướm có tuổi thọ thấp hơn và chịu áp lực không quá lớn, van bướm thường bị hỏng do rò rỉ ở cánh van đóng mở lâu ngày sẽ không giữ được độ kín.
Van bướm điều khiển khí nén
Là dòng van bướm điều khiển tự động thông qua bộ điều khiển khí nén. Dạng van này sẽ giúp người sử dụng đóng mở van một cách nhanh chóng nhất hiện nay van bướm điều khiển khí nén được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp tự động hóa. Van bướm điều khiển khí nén có chi phí đầu tư thấp, có thể vận hành lắp đặt ở nhiều vị trí trong hệ thống.
Van bướm điều khiển điện
Đây cũng là dòng van bướm điều khiển tự động , van vận hành đóng mở nhờ kết nối với bộ điều khiển điện, đối với dòng van này chúng ta có thể điều khiển bằng nhiều nguồn điện khác nhau như: 220vAC, 24vDC hoặc 380vAC, đóng mở On/Off hoặc tuyến tính ( đóng mở theo góc ).
Van bướm điều khiển điện được sử dụng trong nhiều hệ thống đường ống có kích thước lớn, phù hợp với ngành tự động hóa. Sử dụng van bướm điều khiển điện sẽ giúp hệ thống của bạn giảm được chi phí nhân công vận hành, trong trường hợp gặp sự cố van sẽ báo về tủ điều khiển PLC hoặc máy tính có kết nối tín hiệu từ van giúp người vận hành nhanh chóng xử lý khắc phục để tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc với hệ thống đường ống. Tuy vậy so với van bướm điều khiển khí nén thì van bướm điều khiển điện có giá thành cao hơn và vận hành đóng mở chậm hơn.
Phân loại van bướm theo vật liệu
Van bướm gang
Đây là dòng van bướm được sử dụng phổ biến nhất nhất, van được chế tạo hoàn toàn từ gang nên có giá thành tương đối rẻ. Van bướm gang được ứng dụng trong các hệ thống cấp thoát nước, hệ thống PCCC, tưới tiêu trong nông nghiệp… Van bướm gang thường có tuổi thọ không quá cao.
Van bướm inox
Van bướm inox được chế tạo 100% từ inox 304 hoặc inox316, vn bướm inox có khả năng chống chịu được ăn mòn và làm việc được ở nhiệt độ cao lên đến hơn 200 độ C. Van bướm inox được sử dụng trong hệ thống xử lý nước thải, hệ thống hóa chất loãng… đối với loại van inox vi sinh được sử dụng trong chế biến thực phẩm, nước giải khát… Van bướm inox có giá thành cao nhất trong tất cả các loại van.
Van bướm nhựa
Van bướm nhựa được làm từ 100% chất liệu nhựa, tùy thuộc vào môi trường, nhiệt độ và áp suất của hệ thống mà chúng ta chọn van bướm nhựa khác nhau. Hiện nay van bướm nhựa được làm từ nhựa PVC, nhựa UPVC hoặc nhựa CPVC.
Van bướm nhựa có đặc điểm nổi bật mà các loại van khác không có chính là khả năng chống chịu ăn mòn cực tốt cùng với đó là giá thành rất rẻ nên được sử dụng phổ biến trong các hệ thống xử lý nước thải, hóa chất, muối, bazo…
Van bướm thép
Van bướm thép là loại van được làm từ thép có khả năng hoạt động trong môi trường có nhiệt độ cao lên đến gần 300 độ C và áp lực lớn. Van bướm thép có giá thành tương đối cao và chỉ được sử dụng trong đặc biệt như: Môi trường hơi nóng, dầu nóng, khí nóng…
Phân loại theo xuất xứ
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại van bướm được cung cấp bởi nhiều nước trên thế giới, tại Việt Nam công ty Tuấn Hưng phát chúng tôi cung cấp tất cả các dòng van bướm, sản phẩm cam kết chính hãng , bảo hành 12 tháng 1 đổi 1 ( lỗi do nhà sản xuất ), đầy đủ giấy tờ chứng chỉ nhập khẩu CO, CQ.
Van bướm Đài Loan (Taiwan)
Van bướm Hàn Quốc ( Korea)
Van bướm Thổ Nhĩ Kỳ ( Turkey)
Van bướm Malaysia ( Malaysian)
Van bướm Nhật Bản ( Japan)
Van bướm Ý (Italy)
Van bướm Thụy Sĩ (Switzerland)
Van bướm Trung Quốc ( China)
Phân loại theo hãng sản xuất
Van bướm Wonil
Van bướm Sanwoo
Van bướm AUT
Van bướm Emico
Ưu điểm, nhược điểm của van bướm
Ưu điểm
Là loại van công nghiệp được sử dụng phổ biến hiện nay trong các nhà máy, xí nghiệp
Thiết kế nhẹ, nhỏ gọn phù hợp với các nhu cầu bảo trì đòi hỏi không gian nhỏ
Giá thành van bướm rẻ hơn nhiều so với các loại van công nghiệp cùng chức năng như van bi, van cổng…
Dễ vận hành ( vận hành tay gạt, tay quay, khí nén hoặc bằng điện)
Nhược điểm
Sử dụng tốt nhất ở môi trường áp suất thấp, nên môi trường áp suất cao không phù hợp với nó.
Van bướm hạn chế mở điều tiết từ 15 độ C đến 80 độ C.
Cách lắp đặt và vận hành van bướm
Van bướm là thiết bị đang được sử dụng phổ biến trong hệ thống đường ống công nghiệp. Việc lắp đặt van bướm cũng là điều mà nhiều người chúng ta quan tâm. Ở bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ cách lắp đặt van bướm một cách chính xác nhất để các bạn hiểu rõ hơn.
Để lắp đặt và vận hành van bướm chúng ta có 2 bước quan trọng bảo gồm: Chuẩn bị dụng cụ, vật tư cần để lắp đặt và tiến hành lắp đặt. Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu từng bước một dưới đây.
Chuẩn bị dụng cụ, vật tư
Trước khi lắp đặt chúng ta cần chuẩn bị các dụng cụ, vật tư cụ thể như sau ( đối với 1 van bướm khi lắp )
Van bướm: 1 cái
Mặt bích: 2 cái ( đối với mặt bích, cần chuẩn bị mặt bích đúng theo tiêu chuẩn của van. Đối với van bướm kết nối wafer đa tiêu chuẩn thì có thể tùy chọn tiêu chuẩn mặt bích )
Bulong, ốc vặn: Tùy chọn vào van bướm và tiêu chuẩn bích mà chúng ta lựa chọn số lượng bulong, ốc vặn.
Gioăng làm kín: Gioăng làm kín chất liệu cao su hoặc teflon tùy vào yêu cầu sử dụng, số lượng 2 cái
Cờ lê, mỏ lết và các dụng cụ cần thiết khác.
Tiến hành lắp đặt van bướm
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và vật tư cần thiết chúng ta tiến hành lắp đặt van bướm theo các bước như sau:
Bước 1: Chúng ta cho van vào giữa 2 mặt bích đã được vào đường ống ở vị trí được xác định từ trước, chú ý: đặt van căn chỉnh sao cho lỗ bulong trên van và mặt bích trùng khớp với nhau.
Bước 2: Sau khi đã đặt van và căn chỉnh chính xác chúng ta cho bulong và đai ốc vào lỗ với mặt bích và liên kết với van bướm, điều chỉnh gioăng làm kín khớp với mặt bích và các lỗ bulong, tiến hành siết chặt ốc ( lưu ý: không vặn quá chặt bulong và đai ốc ).
Bước 3: Chúng ta hàn điểm mặt bích để cố định vào ống ( đối với ống bằng chất liệu thép hoặc inox ), hoặc dán keo ( đối với ống bằng chất liệu nhựa ).
Bước 4: Sau khi đã hàn điểm để cố định mặt bích với đường ống, chúng ta tháo van ra khỏi đường ống.
Bước 5: Sau khi lấy van bướm ra, chúng ta tiến hành hàn cố định chắc chắn mặt bích vào đường ống.
Bước 6: Chờ 2 mặt bích nguội sau khi hàn ở bước 5, tiến hành đưa van vào vị trí lắp đặt và tiến hành lắp van vào hệ thống đường ống, điều chỉnh tay vặn hoặc tay quay sao cho phù hợp với thiết kế ban đầu hoặc thuận tiện nhất cho người sử dụng.
Bước 7: Chỉnh lại các vị chỉ lỗ của van bướm và bulong cho đều với nhau, tiến hành xỏ bulong vào lỗ mặt bích và van sau đó cho các đai ốc vào vặn ( chú ý không siết quá chặt các đai ốc ).
Bước 8: Mở hoàn toàn cánh van, kiểm tra để đảm bảo có thể đóng mở thoải mái mà không bị kẹt vào ống, cùng với đó là xem tay quay hoặc tay gạt đã đảm bảo ở vị trí đóng mở thuận tiện nhất chưa, nếu chưa chúng ta nên điều chỉnh để tay van ở vị trí dễ dàng thao tác nhất.
Bước 9: Sau khi van đã ở vị trí đóng mở hợp lý nhất, chúng ta tiến hành siết chặt các bulong và đai ốc để đảm bảo độ kín giữa van và đường ống.
Bước 10: Sau khi đã hoàn thành các bước lắp đặt van vào hệ thống đường ống, chúng ta thao tác lại đóng mở van để kiểm tra lần cuối cùng xem van có bị kẹt hay vào đường ống hay không trước khi đưa vào vận hành thử nghiệm.
Trên đây là các bước lắp đặt van bướm vào hệ thống đường ống, hi vọng bài viết này sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về cách lắp đặt van bướm qua đó giúp hệ thống hoạt động một cách tối ưu và hiệu quả nhất..
Một số lưu ý khi vận hành và bảo trì van bướm
Trong quá trình vận hành và bảo trì van bướm sẽ có những vấn đề mà chúng ta cần phải hết sức lưu ý, cụ thể như:
Luôn giữ cho van sạch không bị dính bẩn và bôi trơn các bộ phận bên trong và ngoài van theo định kì, đảm bảo van hoạt động trơn tru nhất. Thời gian bảo trì phụ thuộc vào tần suất hoạt động của van bướm, thông thường thời gian bảo trì định kì sẽ từ 4 đến 6 tháng/ lần.
Van bướm có thể ứng dụng để điều tiết lưu lượng dòng chảy những nhà sản xuất khuyến cáo không nên quá lạm dụng vào công năng này của van bướm do khi mở góc 15- 75 độ van dễ bị hư hỏng.
Đối với van bướm đã lắp vào hệ thống đường ống nhưng không sử dụng trong thời gian dài thì chúng ta nên tháo van ra khỏi đường ống sau đó tháo dời từng phần của van kiểm tra lau sạch, bôi trơn bảo quản van, trước khi đưa vào sử dụng lại cần kiểm tra một lần nữa để đảm bảo van vẫn có thể hoạt động tốt.
Ứng dụng của van bướm
Van bướm là thiết bị được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong hệ thống đường ống, đây là thiết bị quan trọng trong vận hành đóng mở, tiết lưu dòng lưu chất. Với những ưu điểm nổi bật của nó mang lại mà van bướm được ứng dụng ở rất nhiều trong các hệ thống. Cụ thể như sau:
Sử dụng làm van đóng mở nhanh trong các hệ thống xử lý nước sạch, nước thải
Ứng dụng trong hệ thống khí nén, khí gas, xăng dầu
Ứng dụng trên tàu biển
Ứng dụng trong hệ thống PCCC
Ứng dụng trong thủy điện, nhiệt điện
Ứng dụng trong các ngành nông nghiệp tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản
Và nhiều ngành nghề khác có liên quan đến lưu chất dòng chảy.
Tác giả: Đỗ Mr Khải
Vui lòng tôn trọng quyền sở hữu!