Showing all 7 results

Van cầu là gì? hình dạng của van cầu như thế nào? cấu tạo và nguyên lý làm việc của van cầu? van cầu chế tạo từ chất liệu gì? những câu hỏi xung quanh về dòng van này có lẽ chúng ta đều đang thắc mắc. Ở bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu một cách cụ thể về dòng van này nhé!

1. Vì sao được gọi là van cầu?

Van cầu có tên tiếng anh là Golbel Valve, đây là loại van được sử dụng để điều tiết lưu lượng dòng chảy trong hệ thống đường ống. Nhìn vào hình ảnh chúng ta cũng có thể hình dung ra vì sao nó lại được gọi là van cầu.

Van cầu là loại van được sử dụng phổ biến trong các hệ thống đường ống hơi, lò hơi, dầu nóng… Van cầu được cấu tạo từ các vật liệu như: Gang, thép, inox có khả năng làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao lên đến 400 độ C và áp suất lớn lên đến 40bar.

Do cấu tạo và đặc tính sử dụng khác nhau nên van cầu có nhiều tên gọi khác nhau như: Van cầu hơi, van cầu chữ ngã, van cầu yên ngựa…Van cầu được thiết kế kế nối theo dạng lắp ren và kết nối lắp bích. Van cầu có thể điều khiển bằng vô lăng dùng sức người hoặc trong công nghiệp tự động hóa ngày nay van cầu có thể gắn với bộ điều khiển bằng khí nén hoặc điện giúp tiết kiệm chi phí nhân công vận hành.

Van cầu
Van cầu

2. Cấu tạo chi tiết của van cầu

Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các bộ phận cấu tạo nên van cầu dưới đây

2.1 Thân van

Thân van là bộ phận chính cấu tạo nên van, đây cũng là nơi chịu áp lực lớn nhất và chứa các bộ phận khác của van. Thân van được thiết kế kết nối với hệ thống đường ống bằng kết nối lắp ren và bích. Thân van được chế tạo với 2 cổng gồm: cổng vào và cổng ra. Trong thân van có vòng đệm kín hay còn gọi là ghế đỡ là bộ phận có chức năng ngăn lưu chất chảy qua.

2.2 Nắp van

Nắp van là bộ phận nằm trên thân van, được kết nối với thân van bằng liên kết lắp ren hoặc dùng bu lông. Nắp van là bộ phận bảo vệ van ngăn không cho lưu chất chảy ngược lên trên. Nắp van được thiết kế dễ dàng tháo lắp, giúp người sử dụng có thể dễ dàng bảo dưỡng bảo trì.

2.3 Đĩa van

Đĩa van là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với lưu chất, đĩa van được thiết kế gắn liền với trục van và vô lăng để tạo thành một liên kết có thể nâng lên hạ xuống thực hiện việc đóng/mở van. Đĩa van được chế tạo từ các vật liệu không gỉ chống được ăn mòn cao.

2.4 Trục van

Trục van là bộ phận dùng để kết nối đĩa van với tay vặn hoặc bộ phận điều khiển. Trục van được tiện ren, khi chúng ta vặn tay van sẽ làm trục van xoay lên hoặc xuống giúp van đóng/mở. Trục van được thiết kế có khả năng chịu áp lực cao, có gioăng làm kín giúp lưu chất không bị rò rỉ ra bên ngoài.

2.5 Gioăng làm kín

Gioăng làm kín được chễ tạo từ các vật liệu mềm có khả năng chịu được áp suất và nhiệt độ cao thường thì gioăng được làm bằng cao su hoặc teflon. Gioăng làm kín có chức năng làm kín các bộ phận của van không cho lưu chất rò rỉ ra bên ngoài. Cần kiểm tra định kì van và thay thế gioăng để giúp gioăng đảm bảo hoạt động hiệu quả nhất.

Các loại gioang làm kín
Các loại gioang làm kín

2.6 Bộ phận điều khiển

Đối với những loại van có kích thước nhỏ thường được sử dụng vô lăng ( tay vặn ) để điều khiển. Ngày nay công nghiệp hóa tự động hóa phát triển, van cầu cũng đã được chế tạo gắn với bộ điều khiển điện hoặc khí để điều khiển tự động, giảm chi phí nhân công vận hành.

Đối với van cầu điều khiển bằng vô lăng ( tay vặn ), bộ phận vô lăng được thiết kế bằng thép hoặc gang có khả năng chịu lực lớn, và được kết nối với trục van khi chúng ta chuyển động vô lăng thì phần đĩa gắn vào trục sẽ chuyển động tịnh tiến lên xuống giúp van đóng/mở.

Đối với van cầu sử dụng bộ điều khiển điện hoặc bộ điều khiển khí nén phần tay quay sẽ được tháo ra và gia công trục van gắn bộ điện hoặc bộ khí nén vào để thay thế điều khiển đóng/mở bằng sức người. Van cầu là dòng van dùng để điều tiết lưu lượng dòng chảy nên chúng ta có thể sử dụng van điều khiển đóng mở on/off hoặc điều khiển đóng mở tuyến tính theo góc.
2.7 Các bộ phận khác
Ngoài các bộ phận chính đã nêu ở trên, van cầu có các bộ phận khác như: bu lông đai ốc có chức năng kết nối các bộ phận khác lại với nhau ngoài ra van còn được gắn một số loại đồng hồ để kiểm tra nhiệt độ và áp suất bên trong của dòng lưu chất.

Cấu tạo van cầu
Cấu tạo van cầu

3. Nguyên lý hoạt động của van cầu

Van cầu hoạt động nhờ hệ thống truyền động tay vặn hoặc bộ điều khiển tự động. Trục van sẽ chuyển động tịnh tiến theo phương thẳng đứng, từ đó làm đĩa van chuyển động theo phương thẳng vuông góc với vòng đệm. Van ở tình trạng đóng hoàn toàn khi đĩa van và vòng đệm được tiếp xúc với nhau. Dòng lưu chất sẽ được ngăn hoàn toàn ở cửa van.

Trong trạng thái mở thì đĩa van và vòng đệm không được tiếp xúc với nhau, tốc độ dòng chảy sẽ được điều chỉnh bằng khoảng cách giữa 2 bề mặt đĩa và và vòng đệm. Van cầu có 3 trạng thái đóng mở bao gồm: Trạng thái mở hoàn toàn, trạng thái đóng hoàn toàn và trạng thái mở một phần

Các trạng thái đóng mở của van cầu
Các trạng thái đóng mở của van cầu

3.1 Trạng thái mở hoàn toàn – Fully Open

Ở trạng thái mở hoàn toàn thì tốc độ và lưu lượng dòng chảy ở mức lớn nhất vì không có vật cản. Khi này bộ phận truyền động gồm trục và đĩa van được đưa lên cao nhất, do cấu tạo đặc biệt của van cầu nên dòng lưu lượng đi qua van không đạt 100% như các dòng van cổng hoặc van bi.

3.2 Trạng thái đóng hoàn toàn – Fully Closed

Lúc này van cầu sẽ đóng vai trò là một van chặn không cho lưu chất đi qua. Vô lăng chuyển động theo chiều kim đồng hồ khi đó trục van và đĩa van chuyển động tịnh tiến đến khi siết chặt thì van trạng thái đóng hoàn toàn.

3.3 Trạng thái mở một phần – Throtting

Trạng thái này còn gọi là trạng thái điều tiết, ở trạng thái này người sử dụng điều chỉnh lưu lượng đia qua van bằng cách điều chỉnh khoảng cách giữa đĩa van và ghế van. Van cầu có thể điều tiết góc mở vô cùng chính xác nhờ khoảng cách từ trục van đến đĩa van tương đối ngắn.

4. Thông số kỹ thuật  van cầu

Kích cỡ: DN15 đến DN1000
Chất liệu thân van: Inox, thép, đồng, gang
Trục và đĩa van: inox, thép không rỉ
Kiểu kết nối: Lắp ren hoặc bích
Tiêu chuẩn mặt bích: JIS, BS, DIN
Vận hành: tay quay, điều khiển điện, điều khiển khí
Áp lực làm việc: PN16, PN25
Nhiệt độ làm viêc: -20 đến 400 độ Cư
Môi trường làm việc: Nước, hơi, khí, dầu…
Xuất xứ: Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc..
Bảo hành: 12 tháng
Giấy tờ: Đầy đủ Co, Cq
Tình trạng hàng: Sẵn kho

5. Hướng dòng chảy của van cầu là gì?

Hướng dòng chảy rất quan trọng trong vệc đảm bảo cho van hoạt động vì vậy khi lắp đặt chúng ta cần chú ý đến hướng dòng chảy của van. Đây cũng là vấn đề mà nhiều người trong chúng ta đang quan tâm, để làm rõ vấn đề này chúng ta cùng tham khảo bài viết ở phần dưới đây.

5.1 Hướng chảy chính của lưu chất

Van cầu có đặc tính là có dòng chảy 2 chiều, dòng chảy chính của lưu chất đi từ dưới lên trên và tác động vào mặt dưới của đĩa van sau đó di chuyển sang phía bên kia nửa thân van còn lại. Khi lưu chất chảy theo chiều ngược lại dòng lưu chất sẽ tạo nên áp suất tác dụng lên phía trên của đĩa van và tác động lên mối nối giữa trục và đĩa van. Với những dòng van mối nối giữa trục và đĩa van không cố định, khi lưu chất chảy qua sẽ gây ra tiếng ồn lớn.

5.2 Kí hiệu dòng chảy của van cầu

Trên thân van thường có kí hiệu dòng chảy, vậy tại sao phải kí hiệu dòng chảy như vậy? Dòng chảy ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống do vậy nhà sản xuất luôn để lại kí hiệu dòng chảy trên thân van để giúp người sử dụng lắp đặt đúng chiều giúp cho van có tuổi thọ bền hơn.

5.3 Các kiểu dòng chảy của van cầu

Tùy theo cấu tạo của van mà chúng có dòng chảy khác nhau. Các loại dòng chảy khác nhau sẽ được đặt tên cho các loại van cầu khác nhau. Sau đây là các loại dòng chảy chính của van cầu.

Dòng chảy thẳng: Đây cũng là loại dòng chảy được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, với dòng chảy này thì thường được sử dụng trong các hệ thống đường ống thẳng .
Dòng chảy góc: Với tên gọi này thì van cầu có tên là van cầu góc hoặc van góc, dòng chảy có hướng vuông góc. Van được sử dụng trong các vị trí đường ống bẻ vuông góc, van sử dụng thay thế cho cút góc.
Dòng chảy giao nhau: Loại dòng chảy này có 3 góc giao nhau, giống hình dạng chữ T, loại van này thường được dùng để đóng mở điều tiết dòng chảy, ở các vị trí giao nhau của dòng chảy thay vì lắp đặt các nối chữ tê.
Dòng chảy dạng chữ Y: Đối với loại dòng chảy này van có hình dạng chữ Y, thường được sử dụng để thay thế van y xiên.

Hướng dòng chảy van cầu
Hướng dòng chảy van cầu

5. Phân loại van cầu

Hiện nay có rất nhiều loại van cầu do những đặc tính kỹ thuật khác nhau nên chúng thường được gọi với những tên khác nhau. Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các loại van cầu đang có mặt trên thị trường.

5.1 Phân loại van cầu theo hình dạng và dòng chảy

5.1.1 Van cầu hình chữ Z – Hướng dòng chảy hình chữ Z

Đây là loại van được sử dụng phổ biến cho các dòng chảy thông thường. Loại van cầu này được sử dụng trong các hệ thống không quá khắt khe về áp suất đầu vào và ra. Van có thiết kế đơn giãn, dễ dàng lắp đặt và tháo dỡ, bảo trì, bảo dưỡng.

5.1.2 Van cầu góc ( van chữ R ) – Dòng chảy theo hướng chữ R

Dòng van cầu này có thiết kế đầu vào và đầu ra tạo thành một góc vuông 90 độ nên được gọi là van cầu góc vuông.  Với thiết kế này van được sử dụng phổ biến ở các đường ống uốn cong góc vuông. Loại van cầu góc này rấ ít khi được sử dụng tại các hệ thống của Việt Nam.

5.1.3 Van cầu xiên ( Van chữ Y ) – Dòng chảy theo hướng chữ Y

Dòng van này phù hợp với những hệ thống có áp lực cao. Đây là kiểu thiết kế được sử dụng phổ biến trong công nghiệp, với kiểu thiết kế này lưu lượng dòng chảy lớn nhưng đĩa van có thể hoạt động tốt mà không bị mài mòn.

Phân loại van cầu theo hình dạng và dòng chảy
Phân loại van cầu theo hình dạng và dòng chảy

5.2 Phân loại theo vật liệu chế tạo

Theo vật liệu chế tạo, van cầu được chia thành các loại như sau:

5.2.1 Van cầu inox

Đây là loại van được chế tạo từ chất liệu inox201, inox 304 hoặc inox 316. Chất liệu inox giúp cho van hoạt động tốt trong các môi trường có nhiệt độ cao, áp suất lớn hoặc những môi trường có tính chất ăn mòn.

Van cầu inox
Van cầu inox

5.2.2 Van cầu gang

Van cầu gang hiện nay đang được sử dụng nhiều nhất, van cầu gang có giá thành rẻ hơn các loại van cầu sử dụng chất liệu khác. Van cầu gang chịu được áp lực và nhiệt độ cao. Van cầu gang được thiết kế liên kết với đường ống bằng mặt bích giúp người sử dụng dễ dàng lắp đặt và tháo dở bảo trì, bảo dưỡng.

Van cầu gang
Van cầu gang

5.2.3 Van cầu đồng

Van cầu đồng được chế tạo từ chất liệu đồng, van được thiết kế kích thước bé ( thường từ Dn15 đến Dn50 ) kết nối với hệ thống bằng kiểu kết nối ren. Loại van này thường được sử dụng trong các hệ thống nươc sạch, nước nóng…

Van cầu đồng
Van cầu đồng

5.2.4 Van cầu thép

Van cầu thép được sử dụng trong các môi trường có nhiệt độ cao và áp suất lớn như: lọc dầu, lò hơi, nồi hơi…

Van cầu thép
Van cầu thép

5.3 Phân loại theo kiểu kết nối

Van cầu được thiết kế kết nối với hệ thống đường ống theo các kiểu kết nối sau:

5.3.1 Van cầu kết nối ren

Đây là loại van được thiết kế ren trong kết nối với đường ống có ren ngoài, loại van này thường chỉ sử dụng cho đường ống có kích thước nhỏ từ DN15 đến DN50. Van cầu kết nối ren thường được chết tạo từ chất liệu inox hoặc đồng.

Van cầu kết nối ren
Van cầu kết nối ren

5.3.2 Van cầu kết nối mặt bích

Loại van này được thiết kế mặt bích ở cửa van, kế nối với hệ thống bằng mặt bích giúp người dùng dễ dàng lắp đặt hoặc tháo dỡ bảo trì, bảo dưỡng. Loại van này sử dụng phổ biến trong công nghiệp với những hệ thống đường ống có kích thước lớn từ DN50 đến DN500 hoặc lớn hơn nữa. Để đảm bảo độ kín, chúng ta sử dụng thêm gioăng ở giữa 2 mặt bích, vật liệu gioăng tùy vào áp lực, nhiệt độ của lưu chất sử dụng.

Các tiêu chuẩn mặt bích của van cầu gồm: Jis10K, BS, ANSI, DIN giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn cho hệ thống của mình.

Van cầu kết nối mặt bích
Van cầu kết nối mặt bích

5.3.3 Van cầu kết nối hàn

Loại van được hàn trực tiếp vào đường ống, đây là dòng van được sử dụng chủ yếu trong các hệ thống có áp lực lớn và nhiệt độ cao, với kết nối này, van thường được cố định ở vị trí lắp đặt. Vật liệu chế tạo thường là thép, với kết nối hàn thì đảm bảo van sẽ không bị rò rỉ ở phần kết nối giữa van và đường ống, đây là một trong những ưu điểm của loại van này so với những loại van kết nối ren hoặc kết nối mặt bích.

Van cầu kết nối hàn
Van cầu kết nối hàn

5.4 Phân loại theo kiểu điều khiển

Van cầu có các dạng điều khiển như:

5.4.1 Van cầu điều khiển bằng tay quay ( vô lăng )

Van cầu điều khiển bằng tay quay ( vô lăng ) hay còn gọi là van cầu điều khiển dạng cơ, đây là loại van được sử dụng phổ biến nhất. Van cầu điều khiển bằng tay quay dễ dàng vận hành đóng/mở tay quay theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ, có thể dễ dàng thao thao tác đóng/mở hoặc điều tiết lưu lượng dòng chảy, loại van này có chi phí rẻ hơn khá nhiều so với van cầu điều khiển bằng điện hoặc khí nén do vậy được ưa chuộng sử dụng phổ biến hiện nay.

Van cầu điều khiển tay quay
Van cầu điều khiển tay quay

5.4.2 Van cầu điều khiển khí nén

Van cầu điều khiển bằng khí nén là loại van cầu được tháo tay quay và gia công lắp bộ điều khiển khí nén để điều khiển bằng khí nén có áp suất từ 3-8bar. Ưu điểm của van cầu điều khiển bằng khí nén là khả năng đóng mở nhanh và đảm bảo an toàn cho người vận hành. Giá thành loại van này không quá cao, động cơ khí nén ít hỏng, chập cháy so với dòng van cầu điều khiển điện, do vậy đây cũng là dòng van mang lại hiệu quả tối ưu cho người sưr dụng.

Van cầu điều khiển khí nén
Van cầu điều khiển khí nén

5.4.2 Van cầu điều khiển điện

Van cầu điều khiển điện là loại van đã được thao tay quay và gia công bộ điều khiển điện để thực hiện đóng/mở van bằng điện. Nguồn điện : 220vAC, 24VAC hoặc 380vAC  cấp cho động cơ điện giúp động cơ kéo trục van chuyển động nâng lên hoặc hạ xuống đóng/mở van.

Van cầu điều khiển điện cũng có thể sử dụng để điều tiết lưu lượng nếu sử dụng động cơ điện điều khiển tuyến tính đóng mở theo góc, động cơ điện tuyến tính sử dụng tín hiệu Analog 4-20mA để điều khiển. Dòng van này có nhược điểm là đóng mở chậm và chi phí khá cao, nếu sử dụng động cơ điện tuyến tính để điều tiết thì sẽ tốn khá nhiều chi phí sử dụng do vậy đây là dòng van ít được sử dụng hiện nay.

Van cầu điều khiển điện
Van cầu điều khiển điện

6. Ưu và nhược điểm của van cầu

Mỗi dòng van đều của những ưu và nhược điểm riêng, đối với van cầu cũng vậy, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về từng ưu nhược điểm của dòng van này để biết rõ hơn nhé!

6.1 Ưu điểm của van cầu

Dễ dàng lắp đặt và vận hành: Van cầu được thiết kế kết nối với đường ống bằng kết nối ren, hàn hoặc lắp bích nhưng đa phần kiểu kết nối lắp bích được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Với kết nối này, người sử dụng có thê dễ dàng lắp đặt hay bảo trì, bảo dưỡng. Thân van được ghi rõ hướng dòng chảy do vậy dễ dàng lắp đặt đúng hướng. Trên tay quay của van có kí hiệu hướng mở và đóng giúp dễ dàng vận hành van.

Khả năng đóng ngắt tốt: Với thiết kế diện tích tiếp xúc giữa đĩa van và ghế van nhỏ do vậy van có khả năng đóng mở nhanh và hành trình ngắn.

Đa dạng về chủng loại, phù hợp với nhiều hệ thống: Van được thiết kế với nhiều dạng như van cầu chữ Z, chữ R, chữu Y phù hợp sử dụng với nhiều hệ thống khác nhau.
Tính điều tiết dòng chảy tốt: Dòng chảy tác động trực tiếp vào đĩa van do vậy van có tính điều tiết dòng chảy tốt.

Dễ dàng gia công lắp bộ điều khiển: Van được thiết kế tay quay có thể dễ dàng tháo lắp giúp người sử dụng dễ dàng tháo tay quay và gia công lắp bộ điều khiển để vận hành tự động.

6.2 Nhược điểm của van cầu

Giá thành cao hơn so với các dòng van bướm hoặc van cổng
Độ sụt giảm áp suất cao hơn so với van cổng
Với những van có kích thước lớn cần dùng lực tay quay lớn phải sử dụng bộ điều khiển tự động
Gây ra tiếng ồn lớn khi có dòng chảy qua do đĩa van không gắn liền với

7. Các ứng dụng của van cầu

Van cầu được ứng dụng trong các hệ thống làm mát bằng hơi nước nơi dòng chảy cần điều tiết như hệ thống điều hòa, máy bơm áp lực hay các hệ thống của tàu biển.
Trong các hệ thống lọc hóa dầu, khai thác vận chuyển dầu, khí… cần điều tiết chính xác lưu lượng.
Ứng dụng trong các hệ thống lò hơi, nồi hơi, lò sấy.
Ứng dụng trong các hệ thống cấp thoát nước, thực phẩm, hóa chất, khí gas…
Ngoài ra van còn đường sử dụng trọng hệ thống dầu bôi trơn cho tuabin.

Ứng dụng của van cầu
Ứng dụng của van cầu

8. Hướng dẫn lựa chọn van cầu

Lựa chọn van cầu phù hợp với hệ thống sẽ giúp cho hệ thống của bạn hoạt động đạt hiệu quả cao nhất, sau đây là những điều cần chú ý khi lựa chọn van cầu.

Vị trí lắp đặt: Không gian lắp đặt rộng hay hẹp sẽ giúp chúng ta lựa chọn loại van phù hợp bằng tay quay hoặc điều khiển tự động, vị trí ngoài trời hay trong nhà cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn van cầu.

Phương pháp vận hành: Lựa chọn phương pháp vận hành điều khiển bằng tay quay, điều khiện tự động bằng điện hoặc khí nén.

Áp suất và nhiệt độ của lưu chất: Tùy vào áp suất và nhiệt độ của lưu chất để chọn van chất liệu đồng, thép,gang, inox phù hợp.

Kích thước đường ống và phương pháp kết nối: Đây là những thông số cuối cùng để lựa chọn van cầu, những thông số này phụ thuộc vào kích thước đường ống và phương pháp kết nối.

9. Cách lắp đặt van cầu

Việc xác định đúng hướng dòng chảy là rất quan trọng đối với van cầu. Do việc đĩa của van cầu không cố định với trục van do đó hướng tay van phải đặt lên trên.

Đối với van cầu kết nối ren: Chúng ta cần chú ý đảm bảo rằng chủng loại và bước ren phải giống nhau.

Đối với van cầu lắp bích: Phải đảm bảo tiêu chuẩn của mặt bích ở thân van cùng tiêu chuẩn với mặt bích gắn ở hệ thống đường ống để kết nối với nhau.

Đối với kết nối hàn: Phải chuẩn bị dụng cụ, vật liệu và máy hàn.

Quá trình lắp đặt tại hệ thống gồm các bước sau:
Bước 1.

Loại bỏ các vật liệu như cát, sạn…ra khỏi van
Lau sạch bề mặt van, ống trước khi lắp đặt

Bước 2.
Đối với kết nối lắp bích

Siết nhẹ các bu lông kết nối giữa mặt bích, đường ống và van.
Sau đó tăng dần độ siết để đảm bảo độ chắc chắn và không bị rò rỉ tại vị trí kết nối

  • Đối với kết nối hàn

Thực hiện hàn kết nối van và đường ống

  • Đối với kết nối ren

Vặn ren kết nối giữa van và đường ống,có thể sử dụng băng tan lót vào ren để chống rò rỉ tại vị trí kết nối

Bước 3.

Kiểm tra lại các vị trí kết nối bằng cách tăng dần áp suất tới mức tối đa và tăng giảm nhiệt độ của lưu chất nếu cần thiết
Đưa vào nghiệm thu và sử dụng.

Như vậy là chúng ta đã lắp đặt một cách chính xác và hoàn hảo hệ thống của mình rồi, chúc các bạn thành công !

10. Bảo trì, bảo dưỡng van cầu

Để giúp cho van và hệ thống hoạt động hiệu quả và bền bỉ chúng ta cần bảo trì, bảo dưỡng theo đúng định kỳ, sau đây là các lưu ý khi bảo trì, bảo dưỡng van cầu mời các bạn cùng tham khảo.

10.1 Lịch kiểm tra định kỳ

Kiểm tra định kỳ sẽ đảm bảo van cầu hoạt động tốt nhất, đảm bảo tuổi thọ và hiệu quả của van trong quá trình sử dụng.

10.2 Tiến hành kiểm tra

Đặc biệt kiểm tra tại các vị trí có bộ phận chuyển động, có khả năng rò rỉ cao. Tiến hành sử dụng dầu, mỡ bôi trơn ở các vị trí như cổ van nơi thường xuyên có chuyển động.

10.3 Tiến hành bảo dưỡng van

Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để tháo lắp van. Tiến hành tháo lắp van để bảo dưỡng theo quy trình.

11. Địa chỉ mua van cầu

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp van cầu trên thị trường do vậy việc lựa chọn địa chỉ mua hàng cũng là một điều mà quý khách đang rất quan tâm. Tuấn Hưng Phát với hơn 10 năm kinh nghiệm cung cấp các dòng van công nghiệp tại thị trường Việt Nam là địa chỉ tin cậy dành cho Quý khách. Chúng tôi luôn không ngừng nỗ lực và cố gắng để mang đến Quý khách những sản phẩm tốt nhất với giá thành rẻ nhất.

Liên hệ Hotline/zalo: 0865930368 hoặc Email: khai@tuanhungphat.vn để được tư vấn và báo giá về sản phẩm mà Quý khách đang quan tâm!

Phương châm: “ Chất lượng – Dịch vụ tạo nên thương hiệu ” chúng tôi rất mong được là cầu nối để mang đến với Quý khách hàng những sản phẩm và giá thành tốt nhất !