Công tắc dòng chảy là một loại thiết bị được sử dụng rất nhiều trong hệ thống PCCC, thực phẩm, dầu khí, truyền dẫn chất lỏng,… Vậy bạn có biết công tắc dòng chảy là gì không? Cấu tạo và nguyên lý làm việc của công tắc? Tác dụng của nó? Hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn một cách chi tiết nhất. Tham khảo ngay nhé!
Công tắc dòng chảy là gì?
Định nghĩa về công tắc dòng chảy
Công tắc dòng chảy hay còn gọi là công tắc báo dòng chảy, cảm biến dòng chảy với cái tên tiếng anh là Flow Switch. Sản phẩm này là một thết bị dùng để xác định có chất lỏng bên trong đường ống không. Khi nghe đến công tắc chúng ta sẽ biết đến 2 trạng thái là tắt và mở tương ứng với chất lỏng còn hay hết ở trong đường ống.
Trong một vài trường hợp dùng để bảo vệ máy bơm, mạch làm mát cũng như báo động khi mà lưu lượng chảy qua đang quá thấp hoặc quá cao.
Phân loại công tắc dòng chảy
Hiện nay đang có 2 loại công tắc dòng chảy là công tắc dòng chảy dạng cơ và công tắc dòng chảy điện tử.
Công tắc dạng cơ: Đây là dòng sản phẩm thường được sử dụng rất nhiều trong các hệ thống dân dụng và bán công nghiệp. Thiết bị này có độ nhạy được, độ bền ổn tùy thuộc vào từng thương hiệu sản xuất. Nhìn chung thì dạng này sẽ có công tắc dòng chảy dạng cơ này tương đối rẻ, dễ lắp đặt nhưng mà độ bền không quá cao, cần phải thay định kỳ.
Công tắc điện từ: Đây là sản phẩm được sử dụng rất nhiều trong các hệ thống PCCC tự động, hệ thống đồ uống và thực phẩm, máy bơm công suất lớn,.. Ưu điểm là có độ nhạy cao, hoạt động ổn, không cần phải bảo trì. Nhưng nhược điểm của dòng này chính là có giá thành đắt hơn so với dạng cơ.
==> Xem thêm: khối lượng riêng của nước
Ứng dụng của cảm biến dòng chảy
Các loại công tắc này được sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực công nghiệp hiện nay. Với giá thành rẻ, dễ lắp, dễ dùng đạt hiệu quả cao. Và chúng ta có thể bắt gặp một số ứng dụng thực tế là:
- Đo lượng nước bên trong ống dẫn.
- Đo lưu lượng xăng dầu trong đường ống.
- Đo mức lưu chất trong bồn chứa chất lỏng và tank.
- Giúp phát hiện tình trạng tắc đường ống thông qua lượng hóa chất, nước thải trong đường ống.
- Bảo vệ máy bơm nước không bị cháy máy hay quá tải nhiệt.
Cấu tạo và nguyên lý làm việc của công tắc dòng chảy là gì?
Cấu tạo của cảm biến dòng chảy
Hiện nay trên thị trường đang lưu hành rất nhiều các loại công tắc dòng chảy khác nhau. Và mỗi loại sẽ có cách dùng và cấu tạo riêng biệt. Thế nhưng chúng lại có chung nguyên lý hoạt động với những thành phần cơ bản là giống nhau. Cụ thể thì sản phẩm này sẽ được chia thành 2 phần chính là Housing và cảm biến.
- Housing: Đây là bộ phận phía ngoài của đường ống và cũng là bộ phận xử lý chính của công tác. Phần này sẽ bao gồm phần công tắc on/off, chân ren, dây dẫn,.. Khi có những tác động cơ học từ bộ phận cảm biến thì công tắc trả về trạng thái ON hay OFF.
- Cảm biến: Đây cũng là bộ phận tiếp xúc trực tiếp về chất lỏng ở bên trong đường ống. Nó là kiểu mỏng, dạng que,.. Được chế tạo từ đồng, thép, inox,.. Vai trò của bộ phận này chính là phát hiện dòng chảy và đưa ra các tín hiệu để Housing xử lý.
Nguyên lý làm việc cảm biến dòng chảy
Thiết bị này hoạt động dựa trên nguyên lý khá đơn giản. Bởi trong mỗi một đường ống khi mà có lưu chất đi qua sẽ xuất hiện áp lực nhất định. Hơn thế nữa, tốc độ của dòng chảy nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào lực áp suất trong đường ống dẫn và kích thước của ống.
Công tắc dòng chảy này sẽ dựa vào nguyên tắc hoạt động trên. Khi có một lượng chất lỏng đi qua đường ống với một lực tác động đủ lớn thì công tắc này sẽ trả về trạng thái ON. Và ngược lại khi mà không có chất lỏng nào đi qua đường ống thì thiết bị sẽ báo lại là OFF.
Công dụng của công tắc dòng chảy là gì?
Khi nhắc tới công tắc dòng chảy thì chúng ta có thể hiểu đây là thiết bị dùng để kiểm tra dòng chảy có trong đường ống không. Thêm vào đó nó cũng dùng để tắt/bật công tắc điện, nhằm bảo vệ hệ thống điện của máy bơm nước nóng hoạt động ổn định. Khi áp lực nước quá yếu thì công tắc sẽ lập tức ngắt nguồn điện để đảm bảo không xảy ra bất kỳ sự cố nào về điện.
Dùng bảo vệ máy bơm
Ứng dụng đầu tiên của cảm biến dòng điện chính là bảo vệ máy bơm không xảy ra tình trạng quá tải nhiệt, gây cháy máy.
Khi máy bơm hoạt động mà có nước bên trong sẽ tạo thành dòng chảy trong đường ống. Và khi dòng chảy tác động vào lá đo cảm biến sẽ khiến cho nó tác động lên các tiếp điểm NO/NC.
Khi sử dụng để bảo vệ máy thì chúng ta sẽ dùng các tiếp điểm này để kích hoạt timer. Và trong khoảng thời gian này tiếp điểm mà không tác động thì timer có chức năng ngắt máy bơm.
==> Xem thêm: inox là gì?
Dùng trong hệ thống PCCC
Ngoài vai trò bảo vệ máy bơm không xảy ra sự cố thì công tác dòng chảy cũng được dùng nhiều trong hệ thống PCCC.
Ở mỗi một tầng, người ta sẽ lắp đặt 1 cảm biến dòng chảy cùng với 1 van điện từ. Và khi có dòng nước chảy qua công tắc sẽ khiến cho lá lật tác động vào công tắc tại các tiếp điểm ON/OFF. Qua đó cũng sẽ thông báo tín hiệu dòng chảy có bên trong ống không.
Khi xảy ra hỏa hoạn, các van báo cháy sẽ bị đốt nóng lên, tạo chảy để phun nước nhằm dập tắt lửa. Khi đó, nước bên trong ống dẫn sẽ chảy và công tắc dòng chảy sẽ bị tác động vào và truyền tín hiệu về trung tâm báo chảy thông qua thiết bị giám sát.
Nhờ vậy mà trung tâm báo cháy sẽ biết chính xác khu vực nào có hỏa hoạn và hệ chữa cháy tự động có hoạt động tốt không.
Trên đây là những chia sẽ của chúng tôi về khái niệm công tắc dòng chảy là gì? Cấu tạo, nguyên lý làm việc của nó? Cũng như công dụng cụ thể? Mong rằng, qua đó có thể giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu bạn đang muốn tìm hiểu về van PCCC về thông số kỹ thuật và nhận báo giá chi tiết, hãy liên hệ ngay với Tuấn Hưng Phát để giải đáp nhé!