Inox là gì? Phân loại inox thường gặp

Ngày nay, các vật liệu làm từ inox đã quá quen thuộc với mọi người. Vì nó xuất hiện thường xuyên trong các hoạt động của cuộc sống con người. Thế nhưng bạn đã hiểu rõ về inox là gì chưa? Lịch sử hình thành nên inox? Có bao nhiêu loại inox? Cách phân biệt inox là gì?

Lịch sử hình thành inox là gì?

Inox đã được phát minh vào năm 1913 bởi một chuyên gia người Anh – Harry Brealey. Trong suốt quá trình nghiên cứu của mình, ông đã muốn tạo ra một loại thép có khả năng chống mài mòn tốt và ít chịu các tác động từ môi trường bên ngoài. Vì thế ông đã gia giảm lượng Carbon (0.24%) và thêm nhiều thành phần crom (12.8%).

Sau những nghiên cứu của chuyên gia người Anh trên, một hãng thép ở Đức là Krupp đã tiếp tục cải tiến và bổ sung thêm Niken vào năm 1939. Và vật liệu thép không gỉ sau khi gia tăng lượng Niken có trong vật liệu sẽ gia tăng được khả năng chống màn mòn và có độ dẻo dai hơn với loại thép 300 và 400.

lịch sử phát triển inox là gì

Khi chiến tranh kết thúc vào năm 1945 thì dòng thép trên đã tiếp tục được phát triển bởi W.H.Hatfield – một chuyên gia người Anh. Ông đã cho thay đổi về tỷ lệ Niken cùng Cr có trong bảng thành phần để tạo ra loại thép có tỷ lệ 8/8 (18% Cr và 8% Ni) – Đây cũng chính là loại inox 304 được sử dụng ngày nay.

Trong thời kỳ tiếp theo tính đến hiện tại, thép không gỉ đã được sử dụng rất nhiều trong các ngành luyện kim khi chứa ít nhất là 105.% Cr. Chúng không chỉ có khả năng chống mài mòn tốt, mà còn có tuổi thọ cao.

Và inox cũng được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực công nghiệp khác nhau. Tùy thuộc vào tính chất và môi trường làm việc khác nhau, các bạn nên lựa chọn các loại inox sao cho phù hợp nhất. Tham khảo thêm thiết bị đo: đồng hồ đo lưu lượng

Các loại inox phổ biến trong công nghiệp

Inox hay còn được gọi là thép không gỉ được tạo thành từ hợp kim. Thành phần tạo nên inox đó là sắt, ít nhất là 10.5% crom, cacbon, niken, mangan, molypden. Với chất liệu này thì nó có độ bền cao, ít bị ăn mòn như các loại thép thông thường khác. Do đó, tại nhiều nơi người ta đã gọi nó là thép trắng.

Và trong inox cũng sẽ có đến 4 loại khác nhau là:

Inox 304

inox 304 là gì

Đây là loại inox tốt nhất và thường được sử dụng nhất hiện nay. Bởi thể nên nó có giá thành cao hơn rất nhiều so với dòng inox còn lại. Hơn thế nữa, hàm lượng Niken có trong inox 304 này lên đến 8%.

Tuy nhiên, vì giá thành của Niken đang có xu hướng ngày càng tăng cao nên người ta sẽ lựa chọn những loại inox có hàm lượng Niken thấp hơn 1 chút. Và sự lựa chọn lý tưởng để thay thế cho inox 304 đó là inox 201 và 430.

Dù giá thành của inox 304 có cao thì nhiều người vẫn lựa chọn chất liệu này để ứng dụng các trong các môi trường làm việc đòi hòi độ bền và khả năng chống ăn mòn tốt. Điển hình nhất có thể kể đến như là lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm hay sản xuất đồ uống, nước giải khát,..

Inox 316

inox 316 là gì

Với loại inox 316 thừa kế các ưu điểm vượt trội của inox 304 và khả năng chống nhiễm từ rất tốt. Vì thế nên nó có thể ứng dụng được trong mọi trường hợp. Với ưu điểm vượt trội chính là có độ sạch cao nên thích hợp sử dụng trong những môi trường có yêu cầu làm việc khắt khe.

Tuy nhiên, nhược điểm của loại vật liệu này chính là có giá thành cao nên chỉ thích hợp sử dụng trong những môi trường làm việc đặc biệt.

Inox 201

inox 201 là gì

Đây cũng là một trong những chất liệu được sử dụng khác phổ biến hiện nay. Nó lại càng được ưa chuộng nhiều hơn khi mà giá thành của Niken đang tăng lên một cách chóng mặt. Bởi loại inox 201 này không chỉ có giá thành rẻ mà còn có sự ổn định tốt nhờ việc thay thế Niken thành Mangan. Nhờ thế mà chúng ta có thể thấy chất liệu này được ứng dụng ở khá nhiều lĩnh vực.

Inox 430

Thép không gỉ 430 là một mác thép có độ cứng khá thấp thuộc về nhóm thép Ferritic. Loại inox này được biết đến là thép có khả năng chống ăn mòn tốt, dễ định hình, chống oxy hóa và có hệ số giãn nở thấp.

Đồng thời, inox 430 này còn được sử dụng nhiều trong các ứng dụng hóa học bởi về khả năng chống chịu được acid nitric tốt. Tuy nhiên, nhược điểm của dòng sản phẩm này chính là dễ bị nhiễm từ và nhanh bị hoen ố, giảm độ sáng bóng.

Ngoài ra còn có loại inox không quá phổ biến như inox 202 với tính chất gần tương tự như inox 430.

Phân loại inox

Bởi vì hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại van nước công nghiệp làm bằng inox khác nhau khiến cho người sử dụng thắc mắc đâu sẽ là sự lựa chọn tốt nhất. Và sau đây chúng tôi sẽ đi phân loại inox với 4 nhóm chính để quý bạn đọc hiểu rõ hơn.

Austenitic

Đây là một loại thép không gỉ có chứa ít nhất là 7% Niken, 0.08% Carbon và 16% Crom. nhờ vào bảng thành phần trên mà nó có khả năng chống nhiễm từ tốt, chịu ăn mòn cao trong phạm vi nhiệt độ rộng.

Thêm vào đó, vật liệu này còn có tính dẻo, mềm, dễ hàn, dễ uống và rất thích hợp trong việc sản xuất các món đồ gia dụng, tàu thuyền, ống công nghiệp, công trình xây dựng,… Các loại inox nằm trong nhóm này có thể kể tên như: inox 301, 304, 304l, 216, 316l, 321, 310s,..

Ferritic

Đây là loại vật liệu có tính chất cơ học cao tương tự với loại thép có hàm lượng Carbon thấp hay thép mềm. Trong đó, hàm lượng crom có trong nhóm này sẽ giao động từ 12 – 17%. Với hàm lượng 12% Crom thường ứng dụng trọng các ngành kiến trúc.

Còn 17% Crom hay ứng dụng trong việc sản xuất các vật dụng, đồ gia dụng trong nhà. Các loại inox phổ biến thuộc nhóm này chính là inox 430, 410, 409,…

Austenitic – Ferritic (Duplex)

Dòng này sẽ lai giữa 2 nhóm Austenitic và Ferritic nên được gọi tắt là Duplex. Theo đó thì thành phần Niken sẽ ít hơn so với nhóm Austenitic. Những loại inox thường thấy trong nhóm này chính là LDX 2010, SAF 2205, 2304, 253MA.

Bởi vì Austenitic có độ bền cao, tính dẻo tốt nên được ứng dụng khá nhiều trong các ngành công nghiệp sản xuất bột, giấy, hóa dầu hay chế tạo tàu biển,… Nhưng vì giá thành của Niken ngày càng tăng cao nên cả 2 nhóm Austenitic và Ferritic đều đang bị hạn chế khá nhiều. Vì thế dòng Duplex được coi là giải pháp tình thế hữu hiệu.

Martensitic

Dòng thép này có thành phần crom rơi vào khoảng 11 – 13%. Vi thế mà độ bền cùng độ cứng khá lớn. Do đó, nó được ứng dụng trong việc chế tạo lưỡi dam, cánh tuabin,…

Cách phân biệt inox 201 và inox 304

Nếu như nhìn cảm quang bằng mắt thường chúng ta sẽ thấy rất rõ về độ sáng bóng với bề mặt mịn của dòng inox 304 cao hơn nhiều so với inox 201. Ngoài ra các bạn cũng có thể sử dụng axit, nam châm hay thuốc thử để nhận biết rõ ràng 2 dòng inox này.

Khi dùng nam châm ta sẽ thấy inox 304 sẽ không hút và ngược lại inox 201 hút khá tốt. Còn việc dùng axit sẽ thấy hiện tượng không phản ứng từ inox 304 và ở inox 201 xuất hiện tình trạng bị sủi bọt.

Đối với các loại thuốc thử chuyên dụng sẽ thấy inox 304 sẽ có phản ứng và cho ra màu xanh, còn với inox 201 sẽ là màu gạch.

Trên đây là một vài chia sẻ về câu hỏi inox là gì? Các loại inox hay cách phân biệt chúng như thế nào. Từ đó sẽ giúp các bạn có thể hiểu hơn về tính chất cơ học mà từng loại này đã mang tới, giúp cho việc lựa chọn sản phẩm phù hợp hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *