Nước cấp hay nước sinh hoạt được dùng rất nhiều trong đời sống hiện nay. Nhất là tại các khu đô thị, công nghiệp, hệ thống xử lý nước cấp lại được quan tâm rất nhiều. Sau đây, hãy cùng với dongholuuluong đi tìm hiểu chi tiết về sơ đồ công nghệ xử lý nước cấp cho mặt nguồn trong bài viết này nhé!
Tìm hiểu về công nghệ xử lý nước cấp
Công nghệ xử lý nước cấp là một ứng dụng những quy trình xử lý với nhiều mức độ và công đoạn khác nhau. Chúng nhằm mục đích loại bỏ những chất gây hại, bụi bẩn ra khỏi nguồn nước. Từ đó sẽ nâng cao chất lượng nước nguồn và giúp nguồn nước an toàn hơn khi sử dụng.
Chức năng
Chức năng và mục đích chính của công nghệ xử lý nước cấp này bao gồm:
- Loại bỏ những hạt kim loại nặng hay kim loại có hóa trị cao đang có trong nước như: sắt, mangan,..
- Cân bằng các khoáng chất có trong nước và đưa các hạt kim loại như: Canxi, magie,.. Về mức độ cho phép (tùy thuộc vào lượng mưa cũng như chất lượng của đất). Từ đó sẽ giúp độ cứng của nước giảm.
- Loại bỏ những vi sinh vật đang có trong nước để đảm bảo nguồn nước sử dụng an toàn với sức khỏe người dùng.
- Loại bỏ những tạp chất, cặn bẩn đang lẫn bên trong nước. Nhờ vậy sẽ giúp cho nước thêm trong lành hơn.
- Loại bỏ những chất bẩn hữu cơ đang còn tồn tại trong nước.
Ưu điểm nổi bật
Sơ đồ công nghệ xử lý nước cấp hiện đang sở hữu những ưu điểm nổi trội sau đây:
- Hệ thống hiện đại, thông minh và rất dễ sử dụng cũng như bảo trì, bảo dưỡng.
- Các linh kiện đều được nhập khẩu trực tiếp từ những quốc gia sản xuất tiên tiến trên thế giới. Từ dó giúp công suất hoạt động ổn định và hiệu quả cao.
- Công nghệ xử lý nước cũng phù hợp với nhiều nguồn nước khác nhau, kể cả nguồn nước lớn.
Sơ đồ công nghệ xử lý nước cấp từ nguồn mặt
Hiện nay, sơ đồ công nghệ xử lý nước cấp nguồn sẽ bao gồm những bước sau:
Tiền xử lý nước nguồn
Đây là công đoạn đầu tiên và mang ý nghĩa rất quan trong trọng việc xử lý nguồn nước. Mục đích chính của công đoạn này chính là loại bỏ tạp chất và chất thải có kích thước lớn ra khỏi nguồn nước. Điều này vừa giúp nước sạch, vừa hạn chế nguy cơ bị tắc cặn tại những bước xử lý tiếp theo.
Giai đoạn tiền xử lý nước nguồn này sẽ bao gồm những bước sau:
- Song chắn rác hay lưới chắn rác sẽ có chức năng loại bỏ rác thải, rêu, tảo, bèo có trong nước.
- Bể lắng là nơi giúp mặt nước nguồn lắng lại những đất cat, tạp chất, bùn,..
Vì thế, cần đưa nước vào trong bề lắng 1 thời gian nhất định để khiến tạp chất lắng xuống. Phần bùn lắng sẽ theo thời gian định kỳ được hút và ép thành các bánh bùn khô mang đi tiêu hủy.
Xử lý bằng hóa chất
Xử lý bằng hóa chất sẽ giúp loại bỏ rong rêu, tảo có trong nước. Đòng thời cũng tiêu diệt các loại vi trùng, vi sinh vật hay chất độc hại do bị ảnh hưởng từ nguồn nước sinh hoạt, nhà máy, khu công nghiệp,..
Quy trình xử lý nước thông qua hóa chất cũng phần nào ngăn chặn được 1 phần chất thải và cặn bẩn. Không cho phép chúng đi sâu vào hệ thống xử lý. Nhờ thế đã góp phần bảo tồn các thiết bị có trong hệ thống.
Dùng hóa chất trợ keo tụ tạo bông
Hóa chất trợ keo và tạo bông sẽ có công dụng kết dính các tạp chất lơ lửng và hạt cặn có kích thước nhỏ trong nước thành bông bùn lớn. Từ đó sẽ giúp loại bỏ chúng ra khỏi nước dễ dàng và nhanh chóng.
Đây cũng là giai đoạn rất quan trọng trong việc hệ thống xử lý nước cấp. Vì chúng có tác dụng lớn trong việc gia tăng lên độ trong và sạch của nguồn nước.
Quá trình lắng đọng
Sau khi đã thực hiện công đoạn keo tụ và tạo bông, các cặn có kích thước lớn sẽ được làm lắng tại bể thông qua các phương pháp sau:
- Lắng bông bùn bằng trọng lực
- Lắng nhờ vào lực ly tâm bên trong bể chứa
- Sử dụng lực đẩy nổi để tác động vào các bọt khí đang bám trên hạt cặn.
Quá trình lọc nước
Mục đích chính của quá trình này chính là giữ lại những hạt cặn có kích thước lớn và đang lơ lửng trong nước cùng các hạt keo sát hay keo hữu cơ khiến nước đổi màu và bị đục.
Đối với những hạt có kích thước to se dễ dàng bị chặn lại ở mang lọc. Kể cả những hạt có kích thước nhỏ hơn so với màng lọc cũng sẽ bị chặn lại. Bởi vì chúng vẫn bị ngăn cản bởi vật liệu lọc đã được kết dính và hút chúng trên bề mặt.
Quá trình khử khuẩn
Đây cũng là giai đoạn rất quan trọng trong việc xử lý nguồn nước mặt. Bởi nó có công dụng triệt tiêu đến 99.9% các loại vi khuẩn gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Hiện nay, đang có đến 3 phương pháp dùng để khử khuẩn được áp dụng nhiều nhất trong sơ đồ công nghệ xử lý nước cấp như:
- Khử bằng clo
- Khử bằng cách sục ozone
- Khử bằng việc dùng đèn chiếu UV.
Quá trình lọc xác vi khuẩn
Sau khi đã tiêu diệt xong vi khuẩn có hại trong nước, chúng ta sẽ tiến hành lọc xác vi khuẩn. Để tránh dẫn đến tình trạnh xác của vi khuẩn này vẫn còn trong nước, khi phân hủy sẽ gây mùi hôi cho nước.
Sau khi đã lọc xác xong, nguồn nước sẽ trở nên trọng lành và đạt tiêu chuẩn sử dụng. Vì thế, bạn có thể cung cấp nước dùng để sử dụng trong sinh hoạt hay phục vụ sản xuất như bình thường.
Trên đây là một vài chia sẻ của chúng tôi về sơ đồ công nghệ xử lý nước cấp. Mong rằng, với những thông tin trên sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơ về quy trình này. Đồng thời cũng chủ động thiết kế, xây dựng hoặc tìm hiểu các đơn vị thi công uy tín, chất lượng, để nhanh chóng hoàn thành và đi vào sử dụng.