Nước thải công nghiệp là gì? Giải pháp xử lý nước thải hiệu quả

“Nước thải công nghiệp là gì?” Là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra hiện nay. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ về khái niệm này và biết thêm các phương pháp giải quyết tình trạng đó như nào cho phù hợp.

Tìm hiểu chung về nước thải công nghiệp là gì?

nước thải công nghiệp là gì

Đây là nước thải được sinh ra bởi quá trình sản xuất công nghiệp nặng như sản xuất đồ điện tử, gang thép,.. Chúng sẽ được hình thành từ quá trình chùi rửa máy móc và hóa chất sinh ra khi sản xuất và hoạt động sinh hoạt của công nhân trong nhà máy.

Nước thải công nghiệp có chứa nhiều thành phần không cố định. Nó phụ thuộc rất nhiều vào từng loại hinh sản xuất khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn nước thải công nghiệp đều chứa các thành phần ion kim loại nặng như: Pb2, Fe3, Hg2,…các chất rắn (vô cơ, hữu cơ, hòa tan hoặc không hòa tan, axit béo, dầu mỡ, clo, Photpho,…

Nước thải công nghiệp sẽ được chia thành 2 nhóm là:

  • Nước thải bẩn: Đây là dạng nước thải được sinh ra từ các trang thiết bị, quá trình sinh hoạt trong nhà máy, vệ sinh máy móc,..
  • Nước thải không bẩn: Đây là dạng nước thải đến từ quá trình làm nguội máy, làm giải nhiệt trong các trạm ngưng tụ hoặc làm lạnh.

==> Tìm hiểu thêm: Đồng hồ đo lưu lượng nước thải

Tình trạng nước thải công nghiệp ở nước ta

nước thải công nghiệp là gì

Hiện nay tình trạng ô nhiễm nước đang có nhiều xu hướng tăng lên và đang trong mức đáng báo động. Bởi vì nhiều nhà máy sản xuất, khu công nghiệp mọc lên. Điều này cũng đồng nghĩa lượng nước thải công nghiệp được xả ra ngoài cũng gia tăng. 

Theo như báo cáo của Bộ Tài Nguyên Môi Trường thì lượng nước xả ra ngoài trên toàn quốc đạt 3.000.000 m3/ ngày đêm. Trong đó có đến 70% lượng nước được thải trực tiếp ra kênh, rạch, ao hồ mà chưa qua xử lý.

Ô nhiễm nước thải sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng và cũng tác động trực tiếp đến nhiều mặt:

  • Môi trường: Trước hết là nó làm ảnh hưởng đến nguồn nước, làm biến đổi tính chất của nước. Khiến cho các sinh vật sống trong nước có thể chết hàng loạt hay biến đổi gen bởi quá trình hấp thụ các quá chất độc hại trong nước thải.
  • Đời sống kinh tế: do nguồn nước bị ô nhiễm nên những công việc liên quan đến trồng trọt, nuôi thủy hải sản,.. Cũng bị ảnh hưởng ít nhiều đến thu nhập. Từ đó gây ra những thiệt hại to lớn tới kinh tế, ảnh hưởng tới việc làm và gây hậu quả đến đời sống kinh tế và xã hội.
  • Sức khỏe: Những người dân sống gần khu vực có nguồn nước bị ô nhiễm rất dễ mặc phải ung thư, bệnh liên quan đến hô hấp, truyền nhiễm, phổi và bị đột biến.

Vì những lý do trên mà nguồn nước thải công nghiệp trước khi thải ra bên ngoài môi trường cần phải xử lý theo đúng quy chuẩn và quy định bắt buộc. Những doanh nghiệp nào có hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử theo hình thức phạt tiền, nặng hơn là phạt tù.

Các giải pháp xử lý nước thải công nghiệp hiện nay

nước thải công nghiệp là gì
Giải pháp xử lý hữu hiệu nước thải công nghiệp là gì?

Mỗi một loại nước thải sẽ có những cách xử lý riêng biệt để đảm bảo tính an toàn. Bởi từng loại nước thải sẽ có mức nồng độ, tính chất và tỉ lệ các chất hóa học gây ô nhiễm trong nước thải khác nhau. Hiện nay trên thị trường đang có 5 phương pháp được ứng dụng phổ biến, đó là:

Phương pháp hóa học

Đây là giải pháp được dùng rất nhiều trong quá trình loại bỏ đi các tạp chất và những hóa chất độc hại đang tồn tại trong nước thải công nghiệp. Bởi nó không chỉ có ưu điểm nổi bật đó là mang đến hiệu quả nhanh chóng, dễ sử dụng và vận hành, dễ quản lý. 

Thế nhưng nhược điểm của phương pháp này chính là có giá thành cao và sinh ra các chất gây ô nhiễm thứ cấp trong cả quá trình xử lý. Giải pháp này thường được ứng dụng trong các nhà máy sản xuất mạ crom, xi mạ kẽm, sản xuất mực in, dệt nhuộm và nhất là xử lý amoni.

Ngoài ra, với những loại nước thải có chứa nồng độ axit cao, nhiều tạp chất, chất bẩn cũng có thể dùng phương pháp này để xử lý. Hiện nay đang có 2 phương án để xử lý:

  • Oxi hóa khử: Đối với những hóa chất độc hại có trong nước thải như: bicromat kali, clo, ozon, clorat canxi, hypochlorite canxi, oxy không khí,… sẽ làm xảy ra phản ứng oxy hóa khử. Từ đó nó sẽ chuyển hóa các hóa chất trở thành hóa chất ít độc hơn.
  • Trung hòa: Sử dụng các tác nhân trung hóa như axit, kiềm hay những vật liệu để lọc axit nhằm trung hòa và làm giảm mức ảnh hưởng tới môi trường xung quanh khi xả thải nước ra bên ngoài môi trường.

Phương pháp sinh học

Với giải pháp này sẽ đạt được hiệu quả nhất trong việc xử lý chất amoni có trong nước thải công nghiệp. Chất này thường xuất hiện tại các nhà máy sản xuất mì ăn liền, cafe, sữa, bia,.. Có thể nói tóm gọn lại nó được sinh ra từ những nhà máy sản xuất có chứa chất hữu cơ.

Phương pháp này sẽ dùng vi sinh vật để có thể loại bỏ đi những chất hữu cơ gây độc hại trong nước, những vi sinh vật kỵ khí hoặc hiếu khí đã có sẵn trong nước thải hay là được bỏ thêm trong quá trình xử lý.

Bởi những hóa chất hữu cơ có hại trong nước thải công nghiệp sẽ ở dạng dung dịch, huyền phù, dạng keo sẽ là món ăn khoái khẩu của những loại vi sinh vật. Vì thế nên phương pháp này sẽ đặc biệt hiệu quả đối nguồn nước xả thải này.

Phương pháp sinh học này cũng phụ thuộc rất nhiều vào thành phần hóa học có trong nước và tiêu chuẩn đầu ra để chọn được công nghệ xử lý phù hợp nhất.

  • Xử lý bằng bèo tây hay tảo.
  • Công nghệ xử lý nước thải AAO
  • Công nghệ xử lý nước thải Johkasou.

Phương pháp cơ học

Phương pháp cơ học là cách gọi chung cho những phương án loại bỏ các hóa chất có tỉ trọng và kích thước lớn. Công nghệ này sẽ sử dụng các phương pháp cơ học để ứng dụng trong các ngành sản xuất công nghiệp khác nhau như: xi mạ kẽm, xi mạ crom, sản xuất giấy, sơn, các ngành sản xuất có chứa kim loại nặng.

Cách xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học

  • Để có thể loại bỏ và phân tách những hợp chất lơ lửng trong nước thải ta có thể dùng bể lắng. 
  • Để lọc các tạp chất không thể hòa tan, chất rắn sở hữu kích thước lớn như rác với tấm song chắn hoặc lưới lọc rác.
  • Nếu muốn tách các chất cặn nhẹ như dầu, mỡ,..thì bạn có thể dùng bể tách mỡ và thu dầu.
  • Nếu bạn đang muốn lọc các chất thải khỏi chất huyền phù và phân tán nhỏ thì có thể sử dụng tấm lọc chuyên biệt, vải lọc hya lưới lọc.

Nước thải công nghiệp là gì?

Phương pháp hóa lý

Về cơ bảm thì phương pháp này sẽ áp dụng cả quá trình hóa học và vật lý để loại bỏ đi các hóa chất gây ô nhiễm trong nước thải. Đối với các hóa chất có hại mà không thể loại bỏ ra khỏi nước bằng cách dùng bể lắng thì người ta thường sẽ dùng phương pháp này để xử lý.

Các công nghệ được áp dụng hiện nay là:

  • Trích ly pha lỏng: Với loại công nghệ này thường được dùng trong những hệ thống nước thải có chứa những loại axit hữu ciw, ion kim loại, phenon. Bởi vì giá thành khá đắt nên thường chỉ dùng trong trường hợp mà tỷ lệ chất bẩn đạt mức 3 – 4g/ lít.
  • Keo tụ tạo bông: Công nghệ này thường được dùng trong các nhà máy sản xuất dệt nhuộm, mực in, sơn,… Bởi nó có khả năng khử cặn lơ lửng và màu tốt. Nó cũng dùng để lọc nước thải chứa kim loại nặng, nhiễm dầu mỡ.

Phương pháp điện hóa

Phương pháp này sẽ dùng 2 năng lượng đó là điện và hóa học để loại bỏ đi các chất độc hải với môi trường có trong nước thải. Phương pháp này mặc dù đạt đươc hiệu quả cao nhưng lại phải có sự am hiểu về mặt kỹ thuật và vận hành.

Các loại công nghệ hay được dùng:

  • Keo tu điện hóa: Nó thường được ứng dụng trong các hệ thống nước thải công nghiệp tại nhà máy sản xuất mực in, giấy, dệt nhuộm. Bởi nó có khả năng loại bỏ dễ dàng các chất thải màu hữu cơ khó bị phân hủy.
  • Oxy hóa điện hóa: Công nghệ này được dùng để oxy hóa những hợp chất hữu cơ độc hài thành CO2 và H2O và dùng chung với các anot (SnO2, PbO2,…)

Mong rằng, qua bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về khái niệm nước thải công nghiệp là gì? Đồng thời cũng sẽ lựa chọn được các giải pháp để xử lý nước thải hữu hiệu với môi trường làm việc của mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *