Mục đích chính của việc xử lý chất thải là gì?

Mục đích chính của việc xử lý chất thải hiện nay là gì? Chúng sẽ mang đến những lợi ích như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp chính xác trong bài viết dưới đây của dongholuuluong, mời các bạn cũng đón xem!

Mục đích chính của việc xử lý chất thải

Mục đích chính của việc xử lý chất thải
Mục đích chính của việc xử lý chất thải là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến việc xử lý chất thải cần phải làm nhanh chóng. Nhưng mục đích chính cụ thể là:

Tập kết rác thải để xử lý nhanh chóng

Mục đích đầu tiên cần phải kết đến chính là thu gom các chất thải nguy hại và giúp xử lý nhanh lượng chất thải gây nguy hiểm nhanh chóng. Những loại rác thải xuất phát từ những nhà máy, bệnh viện hay các khu vực công cộng có rất nhiều. 

Mỗi ngày lượng chất thải rắn được thải ra ngày càng gia tăng lên. Nếu như không thu gom và xử lý kịp thời có thể gây ún ứ, tắc nghẽn và ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người. Vì vậy, cần thu gom các chất thải tới những nơi tập kết, các công ty môi trường để xử lý chúng nhanh nhất.

Hạn chế gây ảnh hưởng đến môi trường sống

Các nguồn rác thải và chất thải nguy hại là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Lượng chất thải nguy hại có thể gây ô nhiễm tới môi trường sống, môi trường không khí, đất, cảnh quan rất nhiều.

Nếu như không thu gom và xử lý lượng rác thải nguy hại sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của con người. Đó cũng là lý do mà cần phải giải quyết nhanh chóng lượng chất thải đó.

Mục đích chính của việc xử lý chất thải
Mục đích chính của việc xử lý chất thải y tế hạn chế tạo ra mầm bệnh

Giảm mầm bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe con người

Và mục đích chính của việc xử lý chất thải cuối cùng chính là chúng không gây ra các mầm bệnh làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Nếu như, lượng rác thải để lâu ngày không được thu gom và xử lý nghiêm ngặt sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người sống quanh đó.

Chất thải càng để lâu sẽ có thể gây ra một số mầm bệnh về phổi, mắt, tai mũi họng hoặc những bệnh ngoài da. Việc thu gom chất thải cần phải đảm bảo tiến độ xử lý để không gây ảnh hưởng tới môi trường sống và sức khỏe của con người.

Lợi ích của việc xử lý chất thải

Mục đích chính của việc xử lý chất thải
Lợi ích của việc tái chế chất thải

Khi  bạn đã hiểu rõ về mục đích chính của việc xử lý chất thải rồi. Vậy bạn đã biết lợi ích về việc xử lý này chưa? Cùng tìm hiểu nào!

Lợi ích về kinh tế

Theo Trabinco, phân loại chất thải rắn mang đến rất nhiều lợi ích về kinh tế. Trước hết là tạo nguồn nguyên liệu sạch để sản xuất phân compost. Chất thải đô thị có đến 14-16 thành phần. Trong đó phần lớn đều là chất thải có khả năng tái sinh, tái chế như: thủy tinh, nylon, nhựa, giấy, kim loại, cao su,…

Với khối lượng chất thải có thể phân hủy như rác thải thực phẩm sẽ chiếm khoảng 75%. Và chất thải có thể tái sinh chiếm khoảng 25%. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thải ra bên ngoài hàng ngày ở TP. Hà Nội hiện đang chiếm khoảng 6.000 – 7.000 tấn. 

Với tỷ lệ mới nêu trên thì khối lượng chất thải thực phẩm sẽ chiếm khoảng 4.500 – 5.250 tấn. Nếu như biết tận thu rác thải thực phẩm thì xã hội sẽ thu được khoảng hàng trăm tỷ động đến từ việc giảm chi phí chôn lấp rác và bán phân compost.

Lợi ích về môi trường

Ngoài lợi ích kinh tế mà chúng ta vừa đề cập trên, việc phân loại rác thải rắn tại nguồn sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho môi trường. Khi giảm được khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phải chôn lấp thì khối lượng nước rỉ ra cũng sẽ giảm xuống. 

Nhờ vậy, các tác động xấu tới môi trường cũng sẽ được giảm hẳn. Chẳng hạn như: giảm rủi ro khi xử lý nước rỉ rác, giảm ô nhiễm môi tường nước,.. Đồng thời, diện tích bãi chôn cũng được thu hẹp lại. Từ đó sẽ hạn chế tình trạng hiệu ứng nhà kính do khí từ bãi chôn lấp.

Ở những bãi chôn lấp, các khí gây ra tình trạng nhà kính như: CH4, CO2, NH3. Việc giảm chôn lấp chấy thải có thể phân hủy sẽ kéo theo việc làm giảm lượng khí gây ảnh hưởng tới tầng ozon. Việc tận dụng các chất thải có thể tái sinh giúp bảo tồn nguồn nguyên liệu thiên nhiên. Thay vì cần phải khai thác các tài nguyên thứ cấp.

Ví dụ, chúng ta có thể dùng lượng nhôm có trong chất thải rắn sinh hoạt. Thay vì là đi khai thác tại quặng nhôm. Nhờ vậy mà vừa bảo tồn nguồn tài nguyên, vừa không gây ô nhiễm môi trường. Bởi việc khai thác quặng nhôm đã gây ra.

Mục đích chính của việc xử lý chất thải
Việc tái chế rác thải mang đến nhiều lợi ích về mặt kinh tế, môi trường, xã hội

Lợi ích về xã hội

Việc phân loại chất thải rắn tại nguồn sẽ nâng cao nhận thức trong công cuộc bảo vệ môi trường. Để công tác này đạt được hiệu quả mong muốn, các ban ngành, các cấp cần thực hiện triệt để công tác tuyên truyền hướng dẫn cho cộng đồng. 

Lâu dần, mỗi người dân sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc phân loại chất thải sinh hoạt. Đồng thời cũng hiểu rõ được tác động của chúng với môi trường sống. Lợi ích xã hội lớn nhất là do các hoạt động phân loại chất thải rắn tại nguồn là việc hình thành nhận thức bảo vệ môi trường ở từng cá nhân.

Mong rằng, với mục đích chính của việc xử lý chất thải mà chúng tôi đã nêu trên, sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về việc bảo vệ môi trường sống của mình. Từ đó, giúp Trái Đất thêm xanh, sạch, đẹp và khỏe mạnh hơn nữa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *