Công thức tính lưu lượng khí nén

Việc sử dụng khí nén trong các ngành nghề công nghiệp đã không còn xa lạ gì rồi. Nó không chỉ dừng ở việc dùng trong sản xuất mà còn được ứng dụng nhiều trong các hoạt động đời thường. Nếu bạn đang có nhu cầu muốn tìm hiểu về khái niệm và biết chính xác công thức tính lưu lượng khí nén là gì? Vậy thì đừng bỏ qua bài viết sau nhé!

Khái niệm lưu lượng khí nén

Công thực tính lưu lượng khí nén

Khí nén là nguồn tài nguyên sạch được lấy từ nguồn không khí tự nhiên. Dòng năng lượng này không chỉ sạch mà còn rất an toàn khi sử dụng. Vì thế không quá khó hiểu vì sao người ta lại sử dụng khí nén vào trong các công việc sản xuất công nghiệp.

Thông qua một vài ưu điểm nổi bật trên, chúng ta đã thấy rõ được sự vượt trội của dòng năng lượng này so với các loại nhiên liệu như dầu, điện,.. Những loại máy móc có khả năng tạo ra khí nén có thể kể tên như: máy nén khí robot, nén khí piston, nén khí ly tâm và nén khí trục vít. 

Khả năng tạo ra khí nén của các loại máy cũng sẽ có sự khác nhau. Hiện nay, dòng máy nén khí piston được dùng phổ biến nhất. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp chúng tại các cơ sở gia công khí, máy sản xuất, khai thác kháng sản, hệ thống van công nghiệp, sản xuất thuốc,..

Và lưu lượng khí nén là lưu lượng mà máy nén đã sinh ra trong 1 đơn vị đo cụ thể. Đơn vị đó này sẽ bao gồm: m3/s, l/s. Nếu như bạn đang dùng lưu lượng khí nén thì công thức tính lưu lượng khí nén sẽ hỗ trợ cho mọi người rất nhiều. Các thông số và kết quả sẽ đưa ra những con số chính xác và thông qua rất nhiều cuộc kiếm tra theo đúng tiêu chuẩn và kỹ thuật khác nhau. 

Tuy nhiên, trong suốt cả quá trình hoạt động và làm việc sẽ không tránh khỏi tình trạng bị hao hút lưu lượng khí nén,. Có thể là do các tác động bên ngoài môi trường như: áp suất, nhiệt độ, độ ẩm,… cũng tạo ra sai số và sự hao hụt nhỏ.

==> Xem thêm: Van giảm áp khí nén

Vai trò của việc tính lưu lượng khí nén

Như chúng ta đã đề cập về việc lưu lượng khí nén có xảy ra tình trạng hao hụt và sai số có thể xảy ra khi máy hoạt động trong thời gian dài. Dù có làm hàng chính hãng và loại tốt nhất cũng không tránh khỏi những sai xót. 

Vì thế, công thức tính lưu lượng khí nén sẽ giúp cho mình biết chính xác kết quả và độ sai lệch của máy hiện tại. Từ đó sẽ giúp cho người vận hành có thể đánh giá chính xác khả năng làm việc và hiệu suất của máy trong thời điểm đó.

Qua tính toán, người ta có thể nắm bắt được chi tiết thiết bị của máy móc có tốt không? Công suất làm việc có ổn định? Việc tính toán lưu lượng khí nén giúp bạn biết lượng khí nén đã tiêu thụ trong hệ thống dễ dàng. Cùng với đó, bạn cũng dễ dàng theo dõi được nhiệt độ, áp lực hay độ ẩm của hệ thống. 

Công thực tính lưu lượng khí nén

Khi đã có được kết quả chính xác, người kỹ sư sẽ đi so với với các thông số kỹ thuật ban đầu để tìm ra được lỗi, sự cố và tìm cách khắc phục nhanh chóng. Đồng thời, việc kiểm sát tốt các lưu lượng khí nén cũng đảm bảo năng lượng tiêu thụ được tiết kiệm một các tối ưu nhất.

Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể lên các kế hoạch kiểm tra, bảo trì hay bảo dưỡng kịp thời các máy móc, thiết bị trong đường ống dẫn khí. 

Công thức tính lưu lượng khí nén

Hiện nay, các công thức tính lưu lượng khí nén đang được coi là phổ biến và đạt hiệu quả nhất với 2 công thức tính là:

Công thức 1

Công thực tính lưu lượng khí nén

Trong đó: 

  • Q: lưu lượng khí nén cần tính
  • P: áp suất của máy nén khí (kg/cm2).
  • P0: Áp suất tuyệt đối của khí quyền (kg/cm2).
  • P1: Áp suất của máy nén khí ban đầu (kg/cm2).
  • P2: Áp suất của máy nén khí đã đạt được (kg/cm2).
  • T: Thời gian máy hoạt động từ P1 – P2 (Phút)
  • V: Thế tích của các thiết bị chứa khí bao gồm đường ống, bình chứa khí, thiết bị làm mát, lọc khí, máy sấy,… (m3).

Sau khi đã tính toán, kết quả cuối cùng sẽ được đưa ra. Bạn tiến hành việc so sánh kết quả đó có phù hợp với dòng lưu lượng khí đã được thiết kế ở máy không? Nếu như lưu lượng thực tế đã tính toán được có sự giảm sút nhiều hơn so với lưu lượng thiết kế. 

Điều này cũng cho thấy hệ thống máy nén khí của bạn đang gặp vấn đề. Vấn đề này có thể xuất phát từ việc bị rò rỉ khí ra bên ngoài hay là các bộ phận của máy nén khí đang trong tình trạng bị hao mòn.

==> Xem thêm: PSI là gì? Cách chuyển đổi PSI chuẩn xác

Công thức thứ 2

Ngoài việc sử dụng công thức tính lưu lượng khí mà chúng tôi vừa đề cập phía trên, có một cách tính đơn giản hơn bạn có thể tham khảo thêm. Cách thức thực hiện việc tính toán lưu lượng khí nén này rất đơn giản. Nó không cần phải tính toán quá nhiều nhưng vẫn cho ra kết quả chính xác. Đó chính là sử dụng các thiết bị đo lưu lượng khí. Khi sử dụng các sản phẩm đã được tích hợp sẵn dòng để đo lưu lượng khí. Từ đó bạn có thể kiểm soát tốt công suất thực tiễn. Ván đề về lượng khí và rò rỉ được dừng lại ở mỗi một thời điểm cụ thể.

Công thức tính:

Công thực tính lưu lượng khí nén

Trong đó:

  • V là lưu lượng khí nén tổng (l/s)
  • L là chiều dài của đường ống dẫn khí (m)
  • p là độ tụt áp cho phép (bar)
  • Pmax là áp suất làm việc max (bar)
  • d là đường kính trong của đường ống dẫn khí (mm)

Lưu ý: Nên bảo trì và bảo dưỡng máy nén khí thường xuyên. Trong trường máy đã quá cũ rồi thì nên đầu tư trang bị mới, nhằm tiết kiệm điện năng và nâng cao hiệu suất làm việc. 

Mong rằng, thông qua bài viết trên đã giúp các bạn nắm rõ được công thức tính lưu lượng khí nén và có thể tự kiểm tra số liệu được. Qua đó sẽ chọn được các thiết bị đo lưu lượng hay tính toán chính xác đường ống dẫn khí và tối ưu hóa hiệu suất làm việc. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *