Hiện nay, dòng sơn epoxy đang được nhiều chủ đầu tư lựa chọn sử dụng trong việc sản xuất vật liệu xây dựng. Bởi nó sở hữu đặc tính chống lại các tác nhân từ môi trường rất tốt và khả năng bám dính tuyệt vời. Sơn Epoxy giúp bảo vệ và gia cố bề mặt bê tông, gia tăng tuổi thọ cho cả công trình. Chính vì lẽ đó mà dòng sơn này được xem như 1 loại vật liệu không thể bỏ qua trong ngành xây dựng. Vậy bạn có biết khái niệm chính xác của sơn epoxy là gì không? Nó có những loại nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
Sơn Epoxy là gì?
Sơn epoxy hay còn được biết đến với tên gọi khác là sơn sàn epoxy. Đây là dòng sơn công nghiệp đã được tạo nê từ 2 thành phần chính là: nhựa Epoxy và chất đóng rắn Polyamide (chất xúc tác).
Lớp phủ của dòng sơn này khi đóng lại sẽ tạo thành một lớp màng bảo vệ bề mặt với khả năng chống trầy xước, chống mài mòn rất tốt. Ngoài ra, nó cũng có tính năng chống lại hầy hết các dung môi, kiểm, axit cùng muối.
Có một vài loại sơn epoxy sở hữu các tính năng nổi bật như: chống rỉ sét, chống tĩnh điện, chịu đựng sự ăn mòn từ hóa chất, axit,.. Do đó, nó được dùng rất nhiều trong các ngành nghề công nghiệp chất phủ bên ngoài và tại nhiều công trình với những chức năng khác nhau.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thương hiệu đã và đang được biết đến nhiều nhất khi sản xuất và phân phối dòng sơn epoxy có thể kể đến như: KCC, Jotun, Nippon, Carboline, ChokWang…
⇒ Xem thêm: Tìm hiểu chung về Actuator valve là gì?
Sơn Epoxy 2 thành phần là gì?
Mặc dù sơn epoxy được tạo nên bởi 2 thành phần, nhưng các phân tử trong đó lại không thể tự động gắn kết lại với nhau. Vì thế, để gắn những phân từ này lại người ta thường sẽ trộn 2 thành phần A và B lại.
- Thành phần A chủ yếu chứa các phân tử của nhựa Epoxy, dung môi, bột tạo màu cùng một vài chất phụ gia khác.
- Thành phần B chủ yếu là chứa chất đóng rắn giúp liên kết các phân tử Epoxy lại với nhau.
Sau khi đã trộn đều 2 thành phần trên lại với nhau theo một tỷ lệ nhất định mà nhà sản xuất đã đưa ra. Từ đó, chất sownnayf sẽ tạo nên một màng sơn có độ dai, chắc, cứng và sáng bóng. Thêm vào đó, dòng sơn này còn sở hữu thêm một vài tính năng chuyên dụng như: chống rỉ sét, chống tĩnh điện, chịu axit,..
Trong đó:
- Chất kết dính đã tạo ra sự kết nối chặt chẽ giữa các loại bột cùng màu sơn khác nhau. Nó đã tạo nên một màng bám dính ngay trên bề mặt. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng của từng loại sơn mà nhà sản xuất sẽ đưa ra được chất kết dính cụ thể.
- Bột độn sẽ được pha thêm vào trong sơn để gia tăng độ cứng, bóng của màng sơn. Đồng thời cùng kiểm soát tốt độ láng và thời gian khô của nó. Các loại bột độn thường được dùng trong sơn đó là: Kaolin, Titan Dioxide, Carbonate calcium…
- Bột màu là nguyên liệu màu đã được dùng trong sản phẩm sơn thường sẽ là dạng bột mịn. Bộ màu này vừa đảm bảo độ che phủ và tạo nên màu sắc. Nó cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền và độ bóng của màng sơn. Sẽ có 2 màu là màu tự nhiêu và màu tổng hợp.
- Phụ gia là chất hóa học sẽ được tạo nên một công thức riêng theo mỗi dòng sơn cụ thể.
- Dung môi có công dụng hòa tan nhựa và pha loãng sơn. Mỗi đặc tính của từng loại nhựa trong sơn sẽ quyết định dùng dung môi nào.
⇒ Xem thêm: Van thủy lực là gì? Cách lựa chọn van thủy lực chính xác
Các loại sơn Epoxy đang được ưa chuộng hiện nay
Hiện nay trên thị trường Việt đang có nhiều dòng sơn epoxy. Nó cũng thường được phân loại dựa vào thành phần và chức năng. Tùy vào từng công năng của sản phẩm để bạn chọn lựa được một dòng sơn phù hợp.
Dưới đây chúng tôi sẽ kể tên 6 loại sơn Epoxy phổ biến trên thị trường đang được dùng nhiều cho các công trình nhà xưởng để các bạn tham khảo.
1. Sơn Epoxy gốc dầu
Đây là dòng sơn 2 thành phần đầu tiên của dòng sơn epoxy được ra mặt đầu tiên trên thị trường Việt Nam. Sản phẩm này được dùng nhiều trong các nhà xưởng sản xuất, nhà máy. Với ưu điểm là tạo tính thẩm mỹ cao nhờ vào độ bóng. Đồng thời, nó cũng có khả năng chống bụi và tạo không gian sàn bằng phẳng.
Tuy nhiên, bởi vì loại sơn này sử dụng dung môi gốc dầu nên sẽ có mùi hôi. Vì thế, trong quá trình sử dụng cần phải trang bị đầy đủ đồ bảo hộ. Nhà sản xuất cũng khuyến nghị nên dùng sau 7 ngày kể từ khi thi công xong, nhằm giúp bề mặt sơn đóng rắn hoàn toàn và mùi sơn bay đi.
Hiện nay, dòng sơn này được dùng rất nhiều cho những không gian nhà xưởng nhỏ, hộ dân cư, hầm để xe, gara ô tô,…
2. Sơn Epoxy gốc nước
Dòng sơn này là thế hệ tiếp nối của dòng sơn gốc dầu. Nó đã được cải tiền nhiều hơn để khác phục các nhược điểm của sơn epoxy gốc dầu. Ưu điểm vượt trội của nó là khả năng ứng dụng cho nhiều địa hình và thích nghi tốt với các môi trường khắc nghiệt hoặc có độ ẩm cao.
Bên cạnh đó, nó còn có khả năng chống axit ăn mòn cấp độ nhẹ, chống cháy, chống cháy tốt hơn so với sơn gốc dầu. Đồng thời, loại sợn này cũng ít xảy ra sự cố hơn so với loại sơn gốc dầu. Vì thế nó giúp cho đơn vị thi công hạn chế tối đa tình trạng rủ ro.
Vì loại sơn sử dung dung môi là nước nên rất thân thiện với môi trương, không phát sinh mùi trong quá trình thi công, sử dụng. Bởi nó an toàn nên được dùng cho những môi trường có yêu cầu cao về độ sạch như bệnh viên, nơi sản xuất đồ uống, thực phẩm,…
3. Sơn epoxy không dung môi
Loại sơn này còn được gọi là sơn epoxy tự phẳng hoặc tự san phẳng. Nó được tạo ra dựa vào nguyên lý tự cân bằng dòng. Sơn epoxy không dung môi này hoàn toàn không cần đến sự hỗ trợ từ các loại dung môi bay hơi. Ưu điểm của dòng sơn này đó là độ dày lớn khoảng 3mm, cao gấp 30 lần sơn gốc dầu và gốc nước.
Bên cạnh đó, sơn epoxy không dung môi này còn có lợi thế tự tạo độ phẳng, chịu ăn mòn tốt, chống thấm nước, kháng khuẩn và khả năng thấm dầu cao.
4. Sơn Epoxy chống thấm
Đây là một dòng sơn tạo ra lớp màng liên tục. Nó sẽ bao gồm 2 loại sơn là sơn lót Epoxy chống thấm và sơn phủ Epoxy chống thấm. Loại này thường được biết đến khi sở hữu độ bền cao, khả năng bám dính tốt và có tính thẩm mỹ cao.
Dòng sơn này thường được dùng nhiều tại các hồ nước thải, nước sinh hoạt, sơn mái của các tòa nhà và xưởng sản xuất với khả năng chống nước cao. Cùng với đó, nó cũng có tính đàn hồi với sự giãn nở theo nhiệt độ. Đó là lý do màu sắc của dòng sơn chống thấm này không bị biến màu dưới các tác động của nhiệt độ hoặc ánh nắng mặt trời.
5. Sơn epoxy chống tĩnh điện
Đây là dòng sơn có khả năng chống tĩnh điện rất tốt, tạo độ an toàn và chống chập cháy nổ do điện. Vì thế, dòng sơn chống tĩnh điện ày thường được dùng nhiều trong các nhà máy hay công xưởng sản xuất chuyên dụng các linh kiện điện tử, máy móc, dây điện cùng mạng lưới điện chằng chịt.
6. Sơn epoxy kháng hóa chất
Loại sơn này đóng vai trò như một lớp sơn Epoxy dùng để sửa chữa bề mặt hiệu quả. Với khả năng chống hóa chất tốt, dễ lau chùi và có tính vệ sinh cao. Vì thế, nó thường được dùng trong nhiều lĩnh vực như: bề chứa hóa chất, bề xử lý nước thải, khu hóa chất, cơ sở sản xuất hóa chất,…
Qua thông tin trên, chúng tôi mong rằng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về dòng sơn epoxy này là gì? Đồng thời cũng biết thêm các thành phần cấu thành, những loại sơn đang được dùng nhiều trên thị trường hiện nay. Hy vọng sẽ giúp bạn lựa chọn dễ dàng cho các nhà xưởng, bệnh viện, nhà kho, văn phòng công ty, tầng hầm,…nhé!