Chúng ta đã biết rằng, việc nắm bắt được rõ nguyên lý hoạt động của đồng hồ nước sẽ giúp lựa chọn được một sản phẩm phù hợp với môi trường sử dụng. Vậy cụ thể, các loại đồng hồ nước hoạt động như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Nguyên lý hoạt động của đồng hồ nước
Đồng hồ nước hiện nay đang có 2 loại chính được nhiều người sử dụng đó là : đồng hồ nước dạng cơ và đồng hồ nước điện từ. Và đương nhiên là nguyên lý đồng hồ nước của các loại này sẽ có sự khác biệt. Vậy hãy cùng tìm hiểu về nguyên lý làm việc ngay dưới đây nhé!
Nguyên lý làm việc của đồng hồ nước dạng cơ
Với các loại đồng hồ nước dạng cơ sẽ có cơ chế hoạt động khi có một lượng nước chảy qua khiến cho bánh xe chuyển động. Lực đẩy của cánh quạt giúp cho cơ chế trục số chuyền chuyển động thông qua các bánh răng cơ khí.
Khi ấy trục số sẽ tác động lên khiến cho các kim số trên đồng hồ quay và hiển thị ngay trên mặt số đồng hồ. Nhờ vậy sẽ giúp các bạn biết chính xác được số lượng nước đã dùng.
Nguyên lý đồng hồ nước điện từ
Dòng nước chảy qua thiết bị đồng hồ nước điện tử sẽ sử dụng nguyên lý từ trường thông qua qua hệ thống cảm biến (sensor) tương tự như mắt thần. Phía trên thân của đồng hồ sẽ có các cuộn dây điện để tạo ra điện cực và từ trường.
Và khi dòng lưu lượng nước chảy qua sẽ sản sinh ra suất điện động cảm ứng và nguồn điện động cảm ứng sẽ tỷ lệ với vận tốc lưu lượng nước đi qua thiết bị. Tín hiệu này sẽ được phản hồi lại lên bộ xử lý trung tâm. Sau đó sẽ hiển thị các thông số đã đo được lên trên màn hình LCD hay màn hình LED.
Bên cạnh việc hoạt động qua hệ thống cảm biến thì đồng hồ cũng cơ thêm cơ chế hoạt động theo 2 chiều.
Ưu nhược điểm của từng nguyên lý hoạt động của đồng nước
Mỗi một loại đồng hồ sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau. Cụ thể là
Ưu nhược điểm của nguyên lý hoạt động của đồng hồ nước điện từ
Ưu điểm
- Sử dụng được cho nhiều môi trường khác nhau như: hệ thống nước nóng, nước lạnh, nước thải công nghiệp, nước thải còn lẫn tạp chất và chưa qua xử lý,…
- Màn hình hiển thị của đồng hồ điện từ sẽ cho người dùng biết được chính xác lưu lượng nước tổng, lưu lượng tức thời, tín hiệu truyền 4-20mA, tốc độ dòng chảy và RS485 để có thể kết hợp cùng với nhiều thiết bị khác để giúp tiết kiệm thời gian và nhân công.
- Thiết bị này hoạt động thông qua cảm biến (sensor) với chất liệu được làm từ inox nên có khả năng chống ăn mòn và chịu nhiệt rất tốt. Đó cũng là lý do giúp cho thiết bị có thể sử dụng cho nhiều môi trường khác nhau, kể cả môi trường nhiều hóa chất.
- Cơ chế đo bằng cảm biến nên có độ trễ thấp và độ chính xác rất cao. Thêm vào đó là kết nối tín hiệu là 4-20mA nên dễ dàng lắp đặt cũng như vận hành sử dụng.
Nhược điểm
- Nguyên lý làm việc của đồng hồ đo nước điện tử sẽ không đạt được độ chính xác tuyệt đối khi đo ở chế độ lưu lượng nước ít.
- Ít ứng dụng trong các môi trường nước thải có tạp chất rắn hay hệ thống chất lỏng dạng sệt.
==> Xem thêm: Tìm hiểu thiết bị đồng hồ nước gia đình
Ưu nhược điểm của nguyên lý hoạt động của đồng hồ nước dạng cơ
Ưu điểm
- Cũng có thể dùng được cho nhiều môi trường làm việc khác nhau như: nước sạch, nước công nghiệp, nước thải,…
- Đồng hồ dạng cơ được hoạt động theo cơ chế tự động và không cần phải cung cấp bất kỳ nguồn năng lượng nào khác.
- Nhờ nguyên lý hoạt động đơn giản, nên nếu có gặp bất cứ lỗi hỏng hóc nào cũng dễ dàng sửa chữa và thay thế.
Nhược điểm
- Trong quá trình sử dụng lâu dài, độ chính xác của đồng hồ sẽ bị suy giảm. Bởi đường ống có thể bị tắc nghẽn, tạp chất bẩn tích tụ, nhất là với cái loại đồng hồ đo nước thải.
- Tốn nhiều thời gian và nhân công hơn để kiểm tra và ghi lại các kết quả đo.
- Cần phải vệ sinh và bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên.
==> Xem thêm: Cấu tạo của đồng hồ đo nước
Hy vọng thông qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về các nguyên lý hoạt động của đồng hồ nước dạng cơ và điện từ chính xác. Từ đó cũng dễ dàng lựa chọn được một sản phẩm phù hợp cho hệ thống mà mình đang sử dụng. Nếu bạn vẫn còn đang thắc mắc về bất kỳ vấn đề gì đồng hồ đo nước thì có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất.