Hiện nay có rất nhiều tiêu chuẩn kết nối ren khác nhau được quy định bởi các nước quy định tiêu chuẩn của riêng mình. Ở bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về các loại tiêu chuẩn ren phổ biến hiện này như: NPT, BSPT và BSPP. Mong rằng sẽ là những thông tin bổ ích giúp cho các bạn có thể chọn ra những sản phẩm đúng với yêu cầu sử dụng của mình!
Định nghĩa về ren
Ren được xem là một chi tiết nhỏ, hình dạng xoắn ốc hay còn được hiểu là các đường rãnh nằm trong vật liệu bao gồm: Ốc, bu lông.. ren được tạo ra bởi mũi taro hoặc mũi khoan. Là phụ kiên quan trong để gắn kết các thiết bị khác với nhau. Ren được thiết kế có 2 chiều vặn được gọi là cùng chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ tương đương với đó là siết chặt hay nới lỏng.
Đặc trưng cơ bản của ren
Mối ghép ren được hiểu đơn giản là sự lắp ráp của hai chi tiết có ren. Mối ren cần phải đáp ứng được các yêu cầu như: Kín khít không gây ra rò rỉ, dễ dàng lắp đặt hoặc tháo dở. Để có thể tạo ra được những mối ghép chuẩn và chất lượng như vậy bên cạnh những yếu tố như: chất lượng phôi tốt, thiết kế và gia công chính xác, chiều của ren phải chuẩn. Sau đây chúng ta sẽ đi tìm những những đặc trưng cơ bản của ren dưới đây để tìm hiểu những thắc mặc ở trên.
Ren đực và ren cái
Ren đực hay còn gọi là ren trục tên tiếng anh là Male thead , được sử dụng để ghép các chi tiết có dạng trục mà chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy từ bên ngoài.
Ren cái hay còn gọi là ren lỗ tên tiếng anh là Female thead, là những chi tiết ren bên trong lỗ, đối với chi tiết của ren cái chúng ta không thể nhìn thấy từ bên ngoài mà phải nghiêng lỗ đi một góc mới có thể nhìn thấy.
Để các bạn dễ hình dung ra thì tôi xin lấy một ví dụ để các bạn dễ hiểu hơn đó là, các bạn có thể để ý nắp chai có ren và ren ở đầu chai nước, ren nắp chai được hiểu là ren cái, ren ở cổ chai được hiểu là ren đực.
Kiểu ren trái và kiểu ren phải
- Ren phải: là ren được chế tạo theo chiều phải thì được gọi là ren phải. Khi gia công chế tạo bằng cách tiện, trục của phôi quay theo chiều thuận ( ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn vào mặt đầu của mâm cặp ), bàn xe dao chạy thuận từ phải sang trái thì gọi là ren phải.
- Ren trái: ngược lại khi tiện ren trái thì một trong những điều kiện trên ngược lại, trục của phôi quay theo chiều ngược ( Thuận chiều kim đồng hồ khi nhìn vào mặt đầu mâm cắp ) hoặc bàn xe dao chạy từ trái sang phải.
- Chiều siết ren: Ren phải siết chặt ren theo chiều kim đồng hồ, đối với ren trái thì siết chặt ren ngược chiều kim đồng hồ.
Cách phân biết ren trái và ren phải khác
- Quy tắc bàn tay: Chúng ta đặt bàn tay lên, chiều cổ tay đến ngón tay là chiều của trục vít xoắn. Ngón tay cái khi đấy choãi ra tương đương với chiều xoắn của ren, nếu hướng xoắn theo chiều tay phải là ren phải và ngược lại là ren trái.
- Dựa vào ren chuyển động: dựa vào hướng ren chuyển động: Đặt trục viết thẳng đứng, chúng ta có thể nhìn thấy đường ren chuyển động xoắn ốc lên theo chiều phải là ren phải và ngược lại.
- Dựa vào đầu vít: Chúng ta có thể thấy được tiện 1 rãnh vòng thành các hình quả trám hoặc ghi kích thước có phụ trú để tránh tình trạng nhầm lẫn xảy ra.
Kiểu ren trụ và ren côn
Kiểu ren là điểm tương đối khó phân biệt, được chia làm 2 loại chính là ren trụ và ren côn.
Kiểu ren trụ: là kiểu ren có các đường đinh ren từ đầu đến cuối khi nối lại. Tạo nên một đường thẳng chấm gạch có phương song song với đường tâm trục. Nói cách khác ren trụ là ren có các vòng ren bằng nhau chạy dọc theo chiều dài.
Kiểu ren côn: Khác với ren trụ thì các đường nối đinh ren không song song với đường tâm của trục mà thu nhỏ lại có xu hướng cắt trục.
Bước ren
Trong tiêu chuẩn ren, bước ren được quy định có kí hiệu là P. Đó là khoảng cách giữa 2 đỉnh ren cạnh nhau, đo theo đường vuông góc với đường chạy ren. Bước ren có tác dụng tăng khả năng làm kín và độ khỏe của các mối ghép ren.
Đường kính ren
Đường kính ren có 3 loại cơ bản gồm:
- Đường kính chân ren: Là khoảng cách của 2 chân ren trong một vòng ren. Đây là đường kính nhỏ nhất trong ren
- Đường kính đinh ren: Là khoảng cách giữa 2 đỉnh ren trong một vòng ren, là đường kính lớn nhất trong ren
- Đường kính bước ren: Là khoảng cách giữa 2 đỉnh ren vuông góc với đường kính tâm trục. Nếu là ren nghiêng thì chúng ta dễ dàng nhận biết được sự khác nhau này, đường thẳng nối 2 đỉnh ren trong đường kính đinh ren không có vuông góc với đường kính tâm.
Góc profile ren
Góc profile là gọc được hợp bởi 2 mặt ren. Đây là góc theo tiêu chuẩn của từng loại, phổ biến là 55 độ hoặc 60 độ.
Phân loại ren theo tiêu chuẩn ren
Có nhiều cách để phân biệt ren, tùy thuộc vào mục định sử dụng và cách kết nối của các phụ kiện với nhau hoặc các thiết bị với đường ống. Do vậy mà có nhiều loại ren khác nhau để phù hợp với yêu cầu sử dụng khác nhau.
Kiểu kết nối ren NPT
Tiêu chuẩn ren NPT là tiêu chuẩn ren được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, kiểu ren này được sử dụng trong các nhà máy dầu khí và nhiệt điện, thủy điện.
Đặc điểm của ren NPT là bước ren có 1 góc 60 độ giữa đỉnh và đáy ren và lực được phân bố đều trên tổng số ren của mối nối. Khi sử dụng chúng ta cần chú ý không siết quá chặt tránh làm hư hỏng bước ren.
Ren ngoài NPT tên tiếng anh là NPT Male thread – ren trong NPT tên tiếng anh là NPT Female thread
Cách đọc kí hiệu ren NPT
Ví dụ: đọc thông số 1/2 – 14NPT
- 1/2: Đường kính danh nghĩa của ren
- 14: Có 14 ren trên chiều dài 1 inch
- NPT: Ren Nationnal Pipe Taper theo tiêu chuẩn ANSI/ASME B1.20.1 – 1983
Các chuẩn ren NPT phổ biến hiện nay:
- 1/16 – 27NPT
- 1/8 – 27NPT
- 1/4 – 18NPT
- 3/8 – 18NPT
- 1/2 – 14NPT
- 3/4 – 14NPT
- 1 – 11 1/2NPT
- 1 1/4 – 11 1/2NPT
- 1 1/2 – 11 1/2NPT
- 2 – 11 1/2NPT
Kiểu kết nối ren BSPT – British Standard Pipe
Khác với ren NPT hay PT kiểu ren này được chia làm 2 loại khác nhau là ren ống thẳng và ren ống côn, để tìm hiểu rõ hơn chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu 2 loại này nhé!
Kiểu kết nối ren BSPP – Ren ống thẳng
Kiểu ren BSPP có tên tiếng anh là British Standard Pipe Parallel, là loại ren kết nối với ống theo kiểu nối ren thẳng, lực được phân bổ trên vòng đệm giữa khớp nối Male ( ren ngoài hay ren đực ) và khớp nối ren trong Female ( ren trong hay ren cái ). Vòng đệm này còn có tên gọi khác là lớp Seal chống rỉ được làm bằng các vật liệu như: Kim loại, NBR, FKM..Loại ren này được sử dụng trên toàn thế giới cùng với chuẩn NPT của Mỹ.
Cách đọc kí hiệu ren BSPP
Ví dụ: Chúng ta đọc thông số hệ ren sau: Pipe Thread ISO228 – G1/2 ALH
- Pipe Thread: Ren ống
- SO228: Tiêu chuẩn ren
- G: BSPP
- 1/2: Đường kính ren
- A: Ren ngoài song song có độ chính xác cao
- LH: Ren trái ( Ren phải ko ghi )
Kiểu kết nối ren BSPP – Ren ống côn
Kiểu ren BSPT có tên viết tắt là British Standard Parallel Teapered. Đây là tiêu chuẩn ren dùng để kết nối 2 phụ kiện, thiết bị có độ côn với nhau, kiểu ren này thường được sử dụng nhiều ở các nước thuộc Châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… Kiểu ren này đường kính sẽ tăng giảm theo chiều dài của ren, được kí hiệu bằng chữ R.
Một số quy cách ren thường dùng trong các thiết bị công nghiệp
Ren ứng dụng trong các thiết bị đo
Trong các thiết bị đo như: Đồng hồ đo áp suất hay đồng hồ đo nhiệt độ chúng ta cần phải biết các kiểu chân ren, khi kết nối cần đúng kiểu chân ren.
Tiêu chuẩn ren trong các loại phụ kiện ống nối ren
Với những ưu điểm của ren thì các loại phụ kiện inox hay phụ kiện thép thường sử dụng phổ biến, tiêu chuẩn ren ống NPT thì nhà sản xuất hay người sử dụng sẽ hiểu khi ống và phụ kiện có cùng kích cỡ sẽ có cùng tiêu chuẩn chân ren và kích cỡ ren.
Tiêu chuẩn ren trong các loại van công nghiệp
Trong ngành van công nghiệp thì tiêu chuẩn ren được sử dụng trong các loại van bi nối ren, van cổng nối ren, van một chiều nối ren…đây là những van có kích cỡ nhỏ được kết nối với đường ống hay thiết bị khác bằng kết nối re, có áp lực nhỏ, chân ren các loại van công nghiệp thường theo tiêu chuẩn ren ống NPT hoặc BSPP.
Trên đây là những chia sẻ về các loại ren, hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về các loại ren !
Tác giả: Mr Khải
Bản quyền thuộc về: Dongholuuluong.net