Van cầu là gì?
Van cầu có tên tiếng anh là Globe valve là một thiết bị dùng để điều tiết, đóng mở lưu chất trong hệ thống. Van cầu có vẻ bên ngoài hình cầu nên được gọi là van cầu, hiện nay van cầu đã có nhiều hình dạng thiết kế khác nhau tuy nhiên thuật ngữ van cầu vẫn được giữ nguyên.
Ngoài ra thì van cầu còn được gọi với các tên khác như: van yên ngựa hoặc van chữ ngã vì tính chất của ứng dụng khác nhau mà tên gọi của van cũng khác nhau. Van cầu được thiết kế có 2 dạng chính là: Lắp ren ( đối với kích thước nhỏ thường từ Dn15 đến DN50 ). Lắp bích ( đối với van có kích thước lớn từ DN50 trở lên ).
Thông số kỹ thuật van cầu
- Kích cỡ: DN15, DN20, DN25, DN32, DN40, DN50, DN65, DN80, DN100 đến DN500
- Chất liệu: Gang dẻo, thép, inox, nhựa, đồng
- Kết nối: Lắp ren, lắp bích
- Điều khiển: Tay quay, điều khiển khí nén, điều khiển điện
- Tiêu chuẩn: BS, Jis, DIN…
- Áp lực làm việc: PN16, PN25
- Nhiệt độ làm việc: 0 đến 450 độ C
- Môi trường làm việc: Nước, hơi, khí, dầu…
- Thương hiệu: Wonil, VMV
- Xuất xứ: Hàn Quốc, Đức, Malaysia
- Bảo hành: 12 tháng
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van cầu
Cấu tạo của van cầu
Van cầu được cấu tạo từ các bộ phận chính cụ thể như sau:
Thân van: Thân van được làm từ chất liệu: Thép, gang dẻo, inox có khả năng chịu được nhiệt độ cao và áp suất làm việc lớn. Thân van được thiết kế theo 2 dạng chính là dạng bầu sử dụng với dung tích lưu lượng lớn và dạng chữ ngã. Thân van là nơi chịu áp lực và tiếp xúc trực tiếp lưu chất, được gắn vào hệ thống đường ống.
Nắp van: Nắp van là bộ phận được thiết kế nằm trên thân van có tác dụng bảo vệ trục van và ty van được liên kết với thân van bằng ren. Nắp van còn có công năng là ngăn không cho lưu chất tràn ngược lên trên. Nắp van được chế tạo từ vật liệu chịu áp lực và nhiệt độ cao như: Thép, inox hoặc gang dẻo
Đĩa van: Đĩa van giống như một cánh cửa dùng để đóng mở van dưới tác động của trục van, đĩa van chịu ảnh hưởng trực tiếp của lưu chất, dó đó đĩa van được coi là bộ phận quan trong nhất của van cầu. Đĩa van được chế tạo từ các chất liệu chống ăn mòn như inox.
Trục van: Trục van là bộ phận dùng để liên kết giữa cánh van và bộ phận điều khiển hoặc vô lăng. Trục van được làm bằng kim loại có khả năng chịu lực và có độ bền cao.
Gioăng làm kín: Gioăng làm kín được làm bằng cao su EPDM hoặc teflon PTFE có khả năng chịu được nhiệt độ, áp suất giúp lưu chất ko bị rò rỉ ra bên ngoài.
Bộ phận điều khiển: Van cầu được điều khiển bằng vô lăng lắp trên thân van giúp người vận hành có thể đóng mở van một cách dễ dàng. Ngày nay ngành tự động hóa phát triển van cầu còn được gắn với bộ điều khiển khí nén hoặc điện để đóng mở và giảm gành nặng chi phí nhân công.
Nguyên lý hoạt động của van cầu
Van cầu hiện nay ngày càng được sử dụng rộng rãi bởi những ưu điểm đặc biệt của dòng van này. Van cầu hoạt động đóng mở phổ biến vì ma sát nhỏ giữa các bề mặt làm kín, van cầu có tuổi thọ rất cao, chiều cao nâng thấp và dễ dàng lắp đặt thay thế bảo dưỡng. khác với những dòng van khác trong hệ thống van cầu có thể hoạt động trong môi trường có áp suất cao. Van cầu có thể sử dụng trong điều tiết lưu chất , đóng mở từ 0 đến 100 phần trăm hoặc đóng mở hoàn toàn.
Khi điều khiển đóng mở van chúng ta sử dụng tay quay, vặn theo chiều kim đồng hồ từ từ mở van, trục van khi đo sẽ chuyển động xoay quanh các rãnh ren trên trục van theo chuyển động tịnh tiến lên phía trên đĩa van theo đó chuyển động theo phương thẳng vuông góc với vòng đệm và van mở ra cho phép lưu chất đi qua. Ngược lại, nếu chúng ta vặn ngược chiều kim đồng hồ van sẽ đóng lại, khi đó đĩa van sẽ tiếp xúc kín với vòng đệm và van ở trạng thái đóng hoàn toàn, lưu chất sẽ được chặn lại.
Có ba trạng thái đóng mở van gồm:
- Đóng hoàn toàn ( Fully closed ): với trạng thái này van được đóng hoàn toàn, lưu chất sẽ được ngăn lại ở cửa van.
- Mở hoàn toàn ( Fully open ): ở trạng thái này van được mở hoàn toàn, Dòng chảy sẽ đạt ở tốc độ lớn nhất và lưu lượng đạt giá trị lớn nhất. Tuy vậy do cấu tạo của van cầu, lưu chất chảy qua van sẽ bị hao hụt đi một phần lưu lượng.
- Đóng mở một phần ( Throtting ): Ở trạng thái này cho phép lưu chất đi qua một phần, giảm tốc độ dòng chảy.
Các loại van cầu trên thị trường hiện nay
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dòng van cầu, được phân loại theo nhiều kiểu khác nhau. Để hiểu rõ hơn về từng loại van cầu chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu theo bài viết dưới đây nhé!
Phân loại theo hình dạng thiết kế
Dạng chữ T
Với dạng này dòng chảy sẽ theo hướng chữ T, đây là dạng van đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Van cầu chữ T này được sử sụng phần lớn để điều tiết lưu chất và pha trộn dòng chảy lưu chất.
Dạng chữ R ( van góc )
Ở dạng này dòng chảy sẽ chảy theo hướng vuông góc, đầu ra và đầu vào vuông góc với nhau. Van cầu góc được sử dụng chủ yếu trong các hệ thống lò hơi, nồi hơi..thích hợp sử dụng ở các vị trí, máy móc cần vận hành hoạt động thường xuyên. Van góc gây tổn áp tương đối cao do vậy không phù hợp sử dụng trong môi trường lưu chất sạch hoặc vô trùng.
Dạng chữ Z ( van chữ ngã )
Dòng chảy của van theo hướng chữ Z, dạng van này được sử dụng nhiều trong các hệ thống dòng chảy thông thường. van cầu chữ ngã được sử dụng trong các hệ thống hơi, nước nóng, lò hơi… trong các nhà máy sản xuất.
Dạng chữ Y
Van cầu hơi chữ Y là giải pháp cho vấn đề sụt áp cao trong các loại van chữ ngã. Van cầu hơi chữ Y được sử dụng trong môi trường áp suất và nhiệt độ cao.
Phân loại theo theo chất liệu van
Van cầu gang
Van được làm từ chất liệu gang có giá thành rẻ hơn các loại vật liệu kim loại khác. Van có tính chịu nhiệt độ lên tới 140 độ C và chịu được áp suất làm việc lên đến 25bar, được sử dụng rổng rãi trong các hệ thống cấp nước, xăng dầu, khí hơi nóng…
Van cầu inox
Van cầu inox được làm từ chất liệu inox201,304, hoặc 316, đây là dòng van được đánh giá coa về chất lượng do làm từ inox, có khả năng chống rỉ sét, oxi hóa, ăn mòn, chịu nhiệt độ tốt. Van cầu inox có giá thành cao hơn cả các loại van chất liệu kim loại khác nhưng dòng van này có quá nhiều ưu điểm để người sử dụng nên cân nhắc lựa chọn. Van cầu inox dduwwocj thiết kế kết nối với kiểu lắp ren ( kích thước nhỏ ) lắp bích ( kích thước lớn ) phù hợp với mọi hệ thống đường ống.
Van cầu đồng
Van được là từ chất liệu đồng, van cầu đồng thường chỉ sử dụng trong hệ thống đường ống có kích thước bé. Van sử dụng hiệu quả trong điều tiết dòng chảy. Van được ứng dụng trong môi trường chất lỏng, nước nóng, hệ thông hơi nóng, cấp thoát nước khu dân sinh, khu công nghiệp.
Van cầu nhựa
Là dòng van được chế tạo từ nhựa PVC, UPVC, CPVC có khả năng chống ăn mòn rất tốt, tuy vậy van cầu nhựa hiện nay ít được sử dụng bởi khả năng chịu nhiệt độ ko cao và áp lực nhỏ.
Van cầu thép
Van cầu thép có đặc tính nổi bật là chịu được áp lực lớn và nhiệt độ cao do vậy van cầu thép được sử dụng trong các hệ thống xăng dầu, hơi nóng.
Phân loại theo kiểu kết nối
Van cầu được thiết kế với 3 dạng kết nối gồm:
Kết nối ren
Kết nối ren chủ yếu được sử dụng trong các hệ thống đường ống có kích thước bé từ DN15 đến DN50. Với kế nối này chủ yếu sử dụng van chất liệu inox hoặc đồng. Van cầu kết nối ren làm việc được trong nhiều môi trường và ứng dụng trong nhiều hệ thống khác nhau như: Nước sạch, nước thải, dầu, khí gas…Với kiểu kết nối ren người sử dụng có thể dễ dàng vận hành lắp đặt, tháo dở và bảo trì trên nhiều hệ thống.
Kết nối bích
Van cầu lắp bích được thiết kế kết nối với đường ống bằng bích để sử dụng đóng mở hoặc điều tiết dòng chảy lưu chất. Với kết nối lắp bích giúp van có thể chịu được áp suất và nhiệt độ cao. Thiết kế kiểu lắp bích giúp người sử dụng dễ dàng lắp đặt, thay thế hay bảo trì van. Kết nối mặt bích thường được sử dụng cho những van có kích thước lớn từ DN50 trở lên.
Kết nối hàn
Đây là phương pháp sử dụng hàn để kết nối van và đường ống, kết nối này có khả năng chịu được áp lực lớn, van được dùng cho những hệ thống cố định rất ít khi tháo lắp hoặc thay thế.
Phân loại theo kiểu điều khiển
Van cầu điều khiển bằng tay quay ( vô lăng )
Là cách vận hành thông thường dùng sức người để vận hành tay quay ( vô lăng ), với cách vận hành này, thiết kế ban đầu của hệ thống phải có không gian cho người vận hành. Với kiểu điều khiển này thời gian đóng mở tương đối chậm và tốn khá nhiều chi phí nhân công.
Van cầu điều khiển bằng điện
Ngày nay, ngày công nghiệp tự động hóa phát triển theo đó van cầu cũng được thiết kế tự động khi lắp thêm bộ điều khiển điện, giúp giảm chi phí nhân công và đáp ứng được các yêu cầu đóng mở nhanh trong hệ thống. Van cầu điều khiển bằng điện nên cần có hệ thống cấp điện cho van hoạt động, sử dụng loại van này chúng ta cần đảm bảo an toàn điện, tránh lắp đặt van ở hệ thống có dầu, nước nóng, bể nước…
Van cầu điều khiển bằng khí nén
Van cầu điều khiển khí nén được lắp kết hợp giữa van và bộ truyền động khí nén thay vì vặn bằng tay. Ưu điểm vượt trội của dòng van này là khả năng đóng mở nhanh, được lắp đặt ở những vị trí mà người vận hành không thể trực tiếp điều khiển van. Đối với loại van cầu khí nén này người sử dụng có thể điều khiển từ xa thông qua tín hiệu về phòng điều khiển. Van có thể sử dụng lắp đặt ngoài trời. Để sử dụng van điều khiển khí nén chúng ta cần có hệ thống khí nén hoặc máy khí nén để cấp khí cho van hoạt động.
Ưu nhược điểm của van cầu
Van cầu có khá nhiều ưu điểm nổi bật nhưng cũng có một vài nhược điểm để hiểu rõ hơn chúng ta cũng tìm hiểu chi tiết từng ưu nhược điểm ở dưới đây.
Ưu điểm
- Lắp đặt, vận hành, bảo trì, thay thế dễ dàng
- Đĩa không gắn với trục van do vậy van có thể sử dụng như van một chiều
- Hành trình làm việc nhỏ, khả năng đóng mở nhanh
- Nhiều chủng loại phù hợp với nhiều hệ thống khác nhau
Nhược điểm
- Lưu chất đi qua bị giảm áp suất
- Đĩa van không gắn cố định khi van hoạt động gây ra tiếng ồn lớn
- Cần lực tác động để vận hành lớn hoặc bộ truyền động để vận hành các loại van có kích thước lớn.
Ứng dụng của van cầu
Van cầu được sử dụng phổ biến trong nhiều hệ thống hiện nay, để kiểm soát lưu lượng dòng chảy trong các ngành công nghiệp tự động hóa, dân sinh… Các hệ thống sử dụng van cầu như:
- Hệ thống vận hành nhiên liệu vận hành đóng mở thường xuyên.
- Ứng dụng trong các hệ thống hơi nóng, lò hơi, nồi hơi..
- Ứng dụng trong các nhà máy sản xuất giấy, xi măng..
- Ứng dụng trong các hệ thống hóa chất, cấp thoát nước
Các bước lắp đặt van cầu
Để lắp đặt van cầu đúng cách và mang lại hiệu quả làm việc tốt nhất chúng ta cần xác định hướng dòng chảy, với thiết kế đĩa van không cố định với trục do vậy chúng ta cần hướng tay van lên trên sao cho thuận tiện để vận hành van.
Các bước lắp đặt cụ thể như sau:
Bước 1: Vệ sinh loại bỏ các chất rắn và bụi bẩn ra khỏi van, vệ sinh đường ống hệ thống, làm sạch mối nối trước khi lắp đặt.
Bước 2: Đặt van vào đúng vị trí, siết các bulong kết nối giữa mặt bích và đường ống. Thực hiện nối ren và hàn với kiểu kết nối tương tự.
Bước 3: Sau khi lắp đặt xong, chúng ta vận hành thử trước khi đưa vào sử dụng, quan sát xem van có bị rò rỉ hay không.Van đóng theo chiều kim đồng hồ và mở ngược chiều kim đồng hồ.
Hướng dẫn bảo trì, bảo dưỡng van cầu
Trong quá trình sử dụng van cầu chúng ta cần kiểm tra và bảo trì, bảo dưỡng van theo định kỳ để van hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên hiện nay các kỹ thuật viên ít chú ý đến vấn đề bảo dưỡng van định kỳ, điều này khiến giảm tuổi thọ của van lẫn hiệu quả làm việc của van cầu. Thường xuyên kiểm tra van để tránh các tình trạng van bị rò rỉ lưu chất ra bên ngoài, bôi dầu mở vào vị trí cổ van nơi có nhiều chuyển động. Khi cần tháo lắp để bảo dưỡng hoặc thay thế cần chú ý đến không gian và kích thước van để chuẩn bị các công cụ hỗ trợ cần thiết cho việc bảo dưỡng thay thế.
Địa chỉ mua van cầu uy tín hiện nay
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp van cầu với nhiều chủng loại và xuất xứ khác nhau, việc chọn một địa chỉ để mua van cầu đang là câu hỏi chưa tìm ra lời đáp thì câu trả lời sẽ có cho các bạn ngay đây thôi. Công ty Tuấn Hưng Phát với 13 năm trong lĩnh vực nhập khẩu trực tiếp và cung cấp các dòng van công nghiệp là điểm đến không thể nào tốt hơn dành cho Quý khách hàng. Liên hệ hotline: 0865930368 (zalo) để được tư vấn và chọn mua sản phẩm van cầu tốt nhất.
There are no reviews yet.